Thứ Hai, 13/08/2012 06:20

Tái cấu trúc mía đường: Kinh nghiệm từ Thái Lan

Lúc thiếu, lúc thừa - việc thiếu một quy hoạch bài bản cũng như dự báo thị trường mía đường là một trong những nguyên nhân khiến thị trường mía đường trong nước luôn rơi vào tình trạng bấp bênh. Đó cũng là căn nguyên khiến DN chế biến thực phẩm trong nước không yên tâm vào nguồn đường sản xuất trong nước. Bài học về tái cơ cấu ngành mía đường Thái Lan đáng để tham khảo.

Vào những năm 1984-1988, ngành mía đường Thái Lan cũng gặp tình trạng tương tự VN bây giờ. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích các nhà máy đường chuyển về khu vực Đông Bắc với các chính sách ưu đãi để sáp nhập, tăng công suất nhà máy, đồng thời đầu tư đồng bộ cho vùng mía nguyên liệu. Chính phủ ngưng cấp giấy phép cho các nhà máy đường mới, nhưng chủ sở hữu các nhà máy đường có thể đóng cửa nhà máy để xây dựng lại nhà máy mới có công suất lớn hơn tại khu vực khác. Đây là những thay đổi quan trọng đối với cấu trúc ngành mía đường, phân phối lại sản lượng đầu ra, dẫn đến sản lượng mía tăng mạnh, đặc biệt là tại khu vực Đông Bắc.

Hiện tại, Thái Lan có 46 nhà máy mía đường với tổng công suất thiết kế 880.000 tấn mía/ngày, công suất bình quân khoảng 19.130 tấn mía/ngày. Dự kiến vụ mùa 2011 - 2012 tổng công suất thiết kế sẽ tiếp tục được nâng lên hơn 900.000 tấn mía/ngày.

Điều rất quan trọng là phải sắp xếp lại vùng nguyên liệu của các nhà máy thông qua biện pháp sáp nhập nhà máy.

Tại Thái Lan, nhiều nhà máy đường thuộc sở hữu tư nhân, có chuỗi nhà máy đạt mức công suất rất lớn, lớn nhất phải kể đến hệ thống các nhà máy của Mitr Phol Group gồm 5 nhà máy với tổng công suất 130.500 tấn mía/ngày và Thai Roong Ruang Group gồm 7 nhà máy với tổng công suất 121.800 tấn mía/ngày. Chính hình thức sở hữu này đã giúp tránh được tình trạng tranh giành nguyên liệu giữa các nhà máy cùng hệ thống, đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô cao nhất.

Từ bài học của Thái Lan cho thấy, ngành mía đường VN bên cạnh việc tăng công suất nhà máy đường ở những vùng mía nguyên liệu, điều rất quan trọng là phải sắp xếp lại vùng nguyên liệu của các nhà máy thông qua biện pháp sáp nhập nhà máy.

Cũng phải nói rằng, Văn phòng Hội đồng Đường và Mía (OCSB) là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan. OCSB được thành lập theo Đạo Luật về Đường và Mía của Thái Lan ban hành năm 1984. Cơ quan này chịu trách nhiệm hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển ngành đường và mía; giám sát sản xuất và tiêu thụ mía và đường phù hợp với quy định của pháp luật; điều phối các hoạt động hợp tác kỹ thuật trong và ngoài nước; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành đường và mía. Có lẽ tại VN, chúng ta vẫn chờ đợi có một cơ quan chịu trách nhiệm đến cùng và hoạt động hiệu quả như vậy.

Q.M

Diễn đàn DN

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp gỗ vướng... hóa đơn (13/08/2012)

>   Tràn ngập gạch Trung Quốc (13/08/2012)

>   Ngành sữa tiếp tục tăng trưởng ổn định (12/08/2012)

>   Bộ Công Thương tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (12/08/2012)

>   Đồng Nai: Nhiều cây xăng găm hàng, chờ tăng giá (12/08/2012)

>   “Ngành điện cần tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử” (12/08/2012)

>   Dung Quất trích 1.500 tỷ đồng/năm đầu tư phát triển hạ tầng (12/08/2012)

>   Xi măng vẫn tiêu thụ chậm (12/08/2012)

>   Lộ trình thoái vốn: Thiếu người kiểm soát (12/08/2012)

>   Phát triển nông nghiệp công nghệ cao : “Mỏ vàng” DN quên chưa đào (12/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật