Chủ Nhật, 12/08/2012 14:32

Lộ trình thoái vốn: Thiếu người kiểm soát

Theo Bản đề án tái cơ cấu DNNN được Chính phủ thông qua gần đây, Chính phủ yêu cầu các DNNN phải thoái vốn ra khỏi lĩnh vực kinh doanh chính trước cuối năm 2015, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3.

Số liệu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước công bố ngày 18/7 vừa qua cho biết, tổng các khoản đầu tư của 21 tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước đầu tư vào các lĩnh vưc tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư tính đến cuối năm 2010 là 37.735 tỉ đồng năm 2010. Con số này chênh lệch hơn 15.000 tỉ đồng so với số liệu thống kê cùng kỳ của Bộ Tài chính đưa ra, là 21.814 tỉ đồng.

Đầu tư ngoài ngành quá lớn

Nếu lấy số liệu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tạm cho là chính xác để tính toán, thì con số này đạt trên ½ tổng mức huy động trên TTCK thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ tính đến cuối tháng 5/2012 là 84 nghìn tỉ đồng và 10% tổng vốn điều lệ của 700 DNNY trên hai sàn chứng khoán VN (tính đến 26/6/2012).

Rõ ràng, nhìn ở góc độ nào thì các số liệu đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, tổng Cty đều là quá lớn nếu so với góc độ của thị trường vốn hay góc độ gia tăng cung tiền trong nền kinh tế. Chưa kể, đây mới chỉ là những con số được kiểm toán từ năm 2010, chưa được các cơ quan cập nhật tiếp 2 năm vừa qua – khoảng thời gian mà DN nói chung đều đã gia tăng các khoản đầu tư từ gói hỗ trợ kích cầu kinh tế do Chính phủ tung ra hồi đầu năm 2009 để hỗ trợ DN trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ai kiểm soát lộ trình thoái vốn ?

Chính các DN cũng chưa đưa ra được một lộ trình chi tiết về việc sẽ thoái vốn ra sao.

Dự thảo Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ Tài chính vừa trình Quốc hội trong đề án tái cấu trúc các DNNN nêu rõ: “DN đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định (bất động sản, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) phải có phương án cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỉ lệ vốn góp. Việc thoái vốn tại các lĩnh vực này phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015”.

Tuy nhiên, vì chưa có quy định chung, nên việc thoái vốn thế nào, thoái cho ai và lộ trình thực hiện cụ thể ra sao là do DN tự quyết định. Một khi DN đã tự quyết định, thì việc thoái vốn, bán hết phần vốn do nhà đầu tư có nhu cầu, sẽ phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm và nỗ lực của DN.

Trong khi đó, chính các DN cũng chưa đưa ra được một lộ trình chi tiết về việc sẽ thoái vốn ra sao. Ví dụ như ở thời điểm hiện nay, Tập đoàn Dầu khí VN PVN đã lên quyết định thoái vốn, nhưng cũng không đưa ra một lộ trình chi tiết về việc thoái số vốn 5.636 tỉ đồng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đây là số vốn đầu tư ngoài ngành lớn nhất, chiếm đến 52,6% tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực này của 21 tập đoàn, TCty nhà nước. Và cũng do được có thẩm quyền tự quyết, nên mới đây, với lý do đầu tư ngoài ngành có lãi, PVN đã kiến nghị không thoái vốn tại TCty Tài chính cổ phần dầu khí (PVFC) và tại TCty cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI); mặc dù đây là hai lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản – nằm trong danh mục bắt buộc thoái vốn.

Tương tự, Tập đoàn Cao su cũng đề nghị Chính phủ bổ sung ngành đầu tư khu công nghiệp là ngành kinh doanh chính; Petrolimex được bật đèn xanh để tiếp tục góp vốn vào PG Bank. Và như vậy thì không phải cứ khoản đầu tư nào thuộc 4 ngành tài chính đã được xác định, các tập đoàn, TCty đều bắt buộc phải thoái vốn. Một cơ chế xin - cho đang đi ngược với quyết định của Chính phủ, nhưng lại phát sinh từ chính các tổ chức kinh tế trực thuộc chính phủ. Điều đó cho thấy, rất khó xác định thực hư câu chuyện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNY, nếu không có một tổ chức đứng ra giám sát, chế tài nhằm giúp việc cho Chính phủ, và quan trọng hơn là một lộ trình chi tiết về việc thoái vốn ở mỗi tập đoàn kinh tế, TCty thì rất khó kiểm soát và thực thi như dự kiến.

Mỹ Lệ

Diễn đàn DN

Các tin tức khác

>   Phát triển nông nghiệp công nghệ cao : “Mỏ vàng” DN quên chưa đào (12/08/2012)

>   Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn lãi suất 11% (12/08/2012)

>   Ngành mía đường lao đao vì hàng lậu (12/08/2012)

>   Yêu cầu báo cáo đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (12/08/2012)

>   Thiếu chính sách hỗ trợ hiệu quả cho ngành cơ khí (11/08/2012)

>   Gập ghềnh xuất khẩu điều cuối năm (11/08/2012)

>   Gói 9.000 tỉ đồng: Chưa đủ để giải cứu (11/08/2012)

>   Chưa yên tâm về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (10/08/2012)

>   Thị trường ôtô trong nước “đón nắng” (10/08/2012)

>   Nút thắt chi phí và sức mua (10/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật