Nhà đầu tư lạc quan hay bi quan?
Đầu năm 2011, nhiều chuyên gia đưa ra nhận định là tình trạng thiếu ổn định bao trùm khắp mọi ngõ ngách của địa cầu và mọi người đều không thích sự thiếu ổn định. Nhưng, tại Việt Nam hiện nay, thì nền kinh tế nói chung vẫn đang phát triển đúng hướng.
Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện tại?
Trước những diễn biến về tình hình kinh tế trong thời gian qua, nhiều người băn khoăn tự hỏi không biết tâm lý chủ đạo của những nhà đầu tư trong và ngoài nước là gì? Lạc quan hay bi quan, hay có sự pha trộn lẫn lộn giữa 2 thái cực này! Khi chúng ta chưa kịp vui sướng trước tin mừng lạm phát giảm và nhờ đó lãi suất được hạ thấp thì Bloomberg lại đang thảo luận những phương hướng giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam tránh khó khăn trước mắt. Đầu năm 2011, nhiều chuyên gia đưa ra nhận định là tình trạng thiếu ổn định bao trùm khắp mọi ngõ ngách của địa cầu và mọi người đều không thích sự thiếu ổn định. Nhưng, tại Việt Nam hiện nay, thì nền kinh tế nói chung vẫn đang phát triển đúng hướng.
Với tình hình hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực nào của Việt Nam?
Thời gian gần đây, nhiều hãng hàng không quốc tế đã mở rộng đường bay quốc tế đến Việt Nam. Đơn cử, hãng Emirates Airlines mở tuyến bay thẳng hàng ngày đến TP.Hồ Chí Minh, vào ngày 4/6, hãng Etihad Airways cũng dự định đưa Việt Nam vào sơ đồ bay trong 18 tháng tới. Các hãng máy bay khác cũng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng sang Việt Nam, bao gồm Air Hồng Kông, Jeju Air của Hàn Quốc, Saudi Arabian Airlines, và Air China Cargo…. Qua đó chứng tỏ đường bay quốc tế của Vietnam Airlines ngày càng cải thiện, cho phép ngày càng nhiều các chuyến bay thẳng từ TP.Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội tỏa đi các nước hơn trước đây. Liệu kế hoạch mở rộng vào Việt Nam có là một “canh bạc” rủi ro đối với các hãng máy bay trên hay không? Rất có thể là vậy, nhưng đầu tư vào ngành hàng không luôn tiềm ẩn đầy rủi ro. Tuy nhiên, một điều có thể biết được rằng, những hãng máy bay này tin vào tương lai của Việt Nam, nếu không họ đã không tập trung nguồn lực vào đây. Nhiều nhà kinh tế nhận định, hãng máy bay kế tiếp tuyên bố kế hoạch đầu tư vào Việt Nam có thể sẽ đến từ nước Nga. Cũng như các hãng máy bay nói trên đầu tư vào Việt Nam không đơn thuần vì tại đây có một nền dân số trẻ đang ngày càng giàu lên. Họ đầu tư vào Việt Nam vì vẫn còn nhìn thấy tiềm năng ở phía trước của thị trường này cũng như dòng máu kinh doanh đang chảy trong từng con người Việt Nam.
Vậy, trong thời gian tới thị trường sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn hay không?
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những tháng đầu năm 2012 có 26.324 doanh nghiệp bị giải thể hoặc đóng cửa. Con số này tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Không ai thích kinh doanh thất bại và số lượng doanh nghiệp thất bại gia tăng sẽ không tốt cho nền kinh tế nói chung. Nhưng hãy nhìn sâu hơn vào số liệu thống kê. Tại thời điểm này có hơn 17.000 doanh nhân đang vạch ra “đường đi nước bước” kế tiếp và khao khát quay lại đường đua. Chỉ tiêu kinh tế hiện đang đi vào quỹ đạo, với chỉ số lạm phát và lãi suất trên đà giảm, ngay cả thị trường BĐS vốn khó khăn cũng đang chực chờ trở mình. Và lần này sẽ khác hẳn, sẽ không còn tình trạng phát triển “bong bóng” như hồi năm 2008 và 2009. Thị trường đã trưởng thành hơn và các đối tượng tham gia cũng ngày càng hiểu biết hơn. Liệu những dự án nhà ở hạng sang vẫn tồn tại? Dĩ nhiên. Liệu sản phẩm nhà bình dân sẽ bán chạy và nhanh hơn? Chắc chắn. Oxford Economics dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt hơn 7% vào năm 2013 và 2014, còn lạm phát sẽ thấp hơn 7%. Liệu những chỉ số trên có khó đạt không? Tất nhiên là khó. Nhưng Việt Nam không có từ “rút lui”. Chỉ có một hướng để đi và nếu hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ bảo cứ thẳng tiến phía trước.
Nhật Minh thực hiện
thời báo ngân hàng
|