Thứ Năm, 09/08/2012 18:29

Hàng loạt ngân hàng trung ương ngừng nới lỏng tiền tệ

Ngân hàng trung ương các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia đồng loạt ngừng nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp ngày thứ Năm, tương tự như động thái của Fed, ECB và BoE trong tuần trước.

Cụ thể tại cuộc họp đầu tiên với hai thành viên mới, hội đồng chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đánh giá lại tác động của đồng tiền tăng giá và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đối với nền kinh tế. Đồng thời, BOJ giữ nguyên quy mô của quỹ mua tài sản ở mức 45 ngàn tỷ JPY (573 tỷ USD) và chương trình cho vay ở mức 25 ngàn tỷ JPY.

Bên cạnh đó, BOJ giữ nguyên lãi suất ở mức từ 0-0.1% và chương trình mua trái phiếu hàng tháng ở mức 1.8 ngàn tỷ JPY. Công cụ chính sách chủ yếu của BOJ là mua các chứng khoán tài chính từ trái phiếu Chính phủ đến các quỹ đầu tư tín thác (ETF) nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) giữ nguyên lãi suất ở mức thấp nhất trong 14 tháng tại 3% sau động thái cắt giảm đầy bất ngờ trong tháng trước. Các nhà làm chính sách BoK đang chờ đợi thêm một vài số liệu kinh tế để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Hiện BoK đang đứng trước sức ép vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sau khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2012 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm và lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm.

Tương tự, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia, Darmin Nasution, và hội đồng điều hành quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 5.75% tháng thứ 6 liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn dự báo và áp lực lạm phát đã hạ thấp khả năng nới lỏng tiền tệ của Indonesia.

Tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á bất ngờ tăng tốc trong quý 2 vừa qua. Sự cải thiện của hoạt động đầu tư đã giúp nước này chịu đựng được tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Trước đó vào ngày 07/08, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) cũng giữ nguyên lãi suất ở mức thấp nhất trong 2.5 năm là 3.5% tháng thứ hai liên tiếp khi cho rằng tốc độ mở rộng trong nước đã vượt qua được sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu. Được biết, các nhà làm chính sách RBA đã cắt giảm lãi suất tổng cộng 1.25% trong giai đoạn từ tháng 11/2011 đến tháng 6/2012.

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng ngừng cung cấp thêm các biện pháp kích thích mới. Bản báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ cho thấy nền kinh tế tạo ra số lượng việc làm nhiều hơn dự báo tiếp tục làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ tiến hành đợt mua tài sản thứ 3.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Fitch Ratings cảnh báo các ngân hàng châu Á (09/08/2012)

>   Các ngân hàng Tây Ban Nha sắp nhận được cứu trợ (09/08/2012)

>   “Một số thành viên Eurozone có thể ra đi” (09/08/2012)

>   CPI tháng 7 của Trung Quốc tăng thấp nhất trong 30 tháng (09/08/2012)

>   Kinh tế châu Âu bộc lộ những dấu hiệu sa sút mới (09/08/2012)

>   BoE tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh (09/08/2012)

>   Ngân hàng Morgan Stanley bị tố lừa đảo đầu tư (08/08/2012)

>   Bài học Nhật Bản cho Âu châu và Mỹ (08/08/2012)

>   Italy thông qua việc cắt giảm chi tiêu công 26 tỷ euro (08/08/2012)

>   Các ngân hàng trung ương không còn là "vị cứu tinh" (08/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật