Thứ Năm, 09/08/2012 14:56

“Một số thành viên Eurozone có thể ra đi”

Một trong những người kiến tạo ra Eurozone cho rằng một số thành viên của khu vực có thể phải ra đi vì khủng hoảng nợ tiếp tục kéo dài.

* Kinh tế châu Âu bộc lộ những dấu hiệu sa sút mới

Ông Otmar Issing – cựu chuyên gia kinh tế trưởng ECB
Ông Otmar Issing – cựu chuyên gia kinh tế trưởng của ECB

Theo đó, ông Otmar Issing – cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng: “Tất cả mọi hành động đều ủng hộ việc cứu Eurozone. Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem liệu bao nhiêu quốc gia có thể gắn bó với khu vực này trong dài hạn”.

Ông Issing đưa ra thông điệp trên sau khi ECB cảnh báo về sự sa sút của hoạt động cho vay tại khu vực. ECB nhấn mạnh đến sự sụt giảm của lượng tiền cho vay giữa 17 quốc gia khu vực sử dụng đồng EUR khi cho rằng Eurozone ngày càng rời rạc.

Cụ thể, ECB cho biết các khoản vay xuyên biên giới trên thị trường tiền tệ qua đêm giảm còn 40% tổng giá trị các khoản vay, thấp hơn mức 60% trong cùng kỳ năm ngoái.

Được biết, ông Issing từng là thành viên của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đến năm 1998 và sau đó ông làm việc tại ECB khi đồng EUR ra đời vào năm 1999 đến 2006.

Nhằm quảng bá cho cuốn sách mới của mình về vấn đề cứu Eurozone, ông Issing cho rằng: “Còn rất lâu chúng ta mới có thể khẳng định rằng chúng ta chắc chắn sẽ đạt được tiến triển. Hiện các cuộc cải cách quan trọng tại hầu hết các quốc gia vẫn chưa được thực hiện”.

Ông cho biết thêm việc Đức tốt hơn nên sử dụng trở lại đồng Mác là không đúng sự thật vì đồng EUR ổn định hơn nhiều so với đồng Mác. Ông nói: “Các quốc gia nên tập trung vào việc khôi phục sự ổn định của đồng EUR. Yếu tố đem lại sự ổn định của đồng tiền này là một ngân hàng trung ương độc lập với nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng. Hơn nữa, Chính phủ các nước cần phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Hôm 08/08, Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết kinh tế nước này sẽ suy thoái trở lại trong quý 3/2012 với mức giảm 0.1%. Ngân hàng này cũng từng dự báo GDP quý 2/2012 giảm với tốc độ tương tự.

Trong khi đó, kinh tế Ý sắp trải qua quý sụt giảm thứ ba liên tiếp còn Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ mức 0.8% trong tháng 5 xuống 0%. Anh không phải là thành viên Eurozone.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   CPI tháng 7 của Trung Quốc tăng thấp nhất trong 30 tháng (09/08/2012)

>   Kinh tế châu Âu bộc lộ những dấu hiệu sa sút mới (09/08/2012)

>   BoE tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh (09/08/2012)

>   Ngân hàng Morgan Stanley bị tố lừa đảo đầu tư (08/08/2012)

>   Bài học Nhật Bản cho Âu châu và Mỹ (08/08/2012)

>   Italy thông qua việc cắt giảm chi tiêu công 26 tỷ euro (08/08/2012)

>   Các ngân hàng trung ương không còn là "vị cứu tinh" (08/08/2012)

>   Trung Quốc sắp “vỡ” kiểu Mỹ? (08/08/2012)

>   S&P: 7 tỷ EUR mới cứu được Hy Lạp trong năm 2012 (08/08/2012)

>   Đức ủng hộ ECB kế hoạch mua trái phiếu (07/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật