Thứ Năm, 30/08/2012 15:39

Giảm lãi suất sẽ tạo vòng tuần hoàn

Chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc các tổ chức tín dụng đã đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ để xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm từ ngày 15-7-2012. Vậy liệu doanh nghiệp có vay được mức lãi suất đó hay vẫn bị lách trần lãi suất.

ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Atul Malik (ảnh), Tổng Giám đốc NHTMCP Hàng hải (Maritime Bank), về vấn đề này.

Phóng viên: - Quan điểm của Maritime Bank về việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay nói chung và điều chỉnh giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/năm?

Ông ATUL MALIK: - Tôi cho rằng chỉ thị hạ lãi suất cho vay xuống 15%/năm là cần thiết và đúng với xu thế thị trường, nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn khó khăn.

Động thái quyết liệt của Thống đốc NHNN phần nào giải tỏa được nỗi lo âu của các doanh nghiệp. Maritime Bank đã và đang tuân thủ theo đúng chỉ đạo của NHNN về việc giảm lãi suất xuống 15%/năm hoặc thấp hơn cho những nhóm khách hàng đủ tiêu chuẩn.

Trên thực tế, với việc cắt giảm lãi suất này chúng tôi đã cùng chia sẻ khó khăn và mang lại lợi ích cho khách hàng của Maritime Bank.

Cụ thể, đã giảm lãi suất cho 2 nhóm khách hàng: nhóm khách hàng hiện đang kinh doanh tốt và có triển vọng phát triển; nhóm khách hàng hiện đang gặp khó khăn tạm thời nhưng có mô hình kinh doanh tốt và có triển vọng phát triển.

Bằng việc tập trung vào 2 nhóm khách hàng trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có triển vọng vượt qua giai đoạn khó khăn và những doanh nghiệp tốt tiếp tục mở rộng kinh doanh. Chúng tôi áp dụng chính sách này cho cả các khách hàng hiện tại và khách hàng mới.

- Vậy Maritime Bank sẽ có những biện pháp gì khi phải đối mặt với việc giảm lãi suất cho các khoản vay cũ như rủi ro lãi suất, giảm lợi nhuận?

- Chúng tôi tin rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng Việt Nam cần tăng tín dụng NH. Các khoản tín dụng cần đến được người tiêu dùng mới kích cầu, còn tín dụng đến được doanh nghiệp mới nâng cao năng lực sản xuất thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Việc này cũng giống như một vòng tuần hoàn, vì nhu cầu tăng sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm mới, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp và đem lại mức tăng trưởng cao hơn.

Tóm lại, một trong những biện pháp kích cầu là giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất trong nền kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền và tăng nguồn tín dụng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Điểm mấu chốt là các NH cần phải hỗ trợ nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất với người đi vay, đồng thời tăng nguồn tín dụng đối với những khách hàng đủ tiêu chuẩn.

Trong ngắn hạn, lợi nhuận NH có thể bị ảnh hưởng từ rủi ro lãi suất và giảm biên lợi nhuận. Tuy nhiên, trong trung hạn nếu kinh tế tăng trưởng bền vững thì các NH sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì điều quan trọng là NH và doanh nghiệp phải hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

- Xin cảm ơn ông.

Nguyễn Yến (thực hiện)

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Tăng tín dụng: “Ngân hàng Nhà nước đã làm hết cỡ” (30/08/2012)

>   Ngân hàng Nhà nước hút ròng tới 9.585 tỷ đồng trên OMO (29/08/2012)

>   Ngân hàng lãi bao nhiêu là vừa? (29/08/2012)

>   ACB: Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá đã về nước (29/08/2012)

>   Giữ lãi suất VNĐ, tỷ giá tiếp tục ổn định (29/08/2012)

>   Đẩy mạnh tín dụng với giá nào? (29/08/2012)

>   HDBank ưu đãi lớn cho cá nhân gửi tiền tiết kiệm (29/08/2012)

>   Ngân hàng cân nhắc giảm chỉ tiêu lợi nhuận (29/08/2012)

>   Cho vay bằng ngoại tệ: Sẽ bị mất lãi! (29/08/2012)

>   Lãi suất cho vay có thể về mức 10% cuối quý III/2012 (28/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật