Thứ Tư, 15/08/2012 21:14

Doanh nghiệp Việt và 3 kịch bản kinh tế

Kịch bản thứ nhất và có khả năng nhất là sự phục hồi kinh tế thế giới dần dần và cải thiện quản lý vĩ mô trong nước, dẫn đến cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhận định về xu hướng kinh tế trong nước và quốc tế, ông Raymond Mallon, chuyên gia kinh tế cao cấp, Chương trình tư vấn hậu gia nhập WTO tại Việt Nam, đưa ra một số lưu ý đối với doanh nghiệp. Trong đó, ông Raymond Mallon nói rằng, doanh nghiệp nên xem xét ít nhất là 3 kịch bản có thể xảy ra.

Kịch bản thứ nhất và có khả năng nhất là sự phục hồi kinh tế thế giới dần dần và cải thiện quản lý vĩ mô trong nước, dẫn đến cải thiện môi trường kinh doanh.

Kịch bản thứ hai là phục hồi kinh tế thế giới dần dần nhưng đổi lại mất cân bằng vĩ mô làm suy yếu lòng tin, làm giảm đầu tư và các điều kiện kinh doanh.

Kịch bản thứ ba là biến động kinh tế tại châu Âu và suy thoái tại Trung Quốc dẫn đến suy thoái toàn cầu. Điều này sẽ gây bất lợi cho điều kiện kinh doanh tại Việt Nam (nhưng ít hơn so với các nền kinh tế châu Á phát triển khác).

Theo số liệu của World Bank (WB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đang có dấu hiệu chậm lại. Tại khu vực châu Âu, nếu năm 2010 có tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 1,8% thì năm 2011 giảm còn 1,6% và dữ liệu thống kê ngày 14/8 cho thấy GDP của 17 nước khu vực này đã tăng trưởng âm 0,2% trong quý II/2012.

Tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, số liệu thống kê của WB hồi tháng 6/2012 cho thấy, GDP năm 2010 là 9,7%, và giảm về 8,3% năm 2011, và 2012 là 7,5%. Khu vực châu Mỹ Latin và khu vực Ca –ri-be có tốc độ tăng trưởng giảm dần theo thứ tự các năm 2010-2012 lần lượt là 6,1%, 4,3% và 3,5%. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng có con số giảm dần, lần lượt là 3,8%, 1% và 0,6%.

Tuy vậy WB lại dự đoán tăng trưởng kinh tế vùng sẽ tích cực hơn trong năm 2013. Theo dữ liệu thống kê hồi tháng 5/2012, GDP Việt Nam trong năm 2012 sẽ khoảng 5,7% và năm 2013 sẽ tăng lên khoảng 6,3%.

Thái Lan sẽ có GDP năm 2012 khoảng 4,3% và tăng lên 5,2% trong năm 2013. Trung Quốc sẽ có con số GDP khoảng 8,1% năm 2012 và 8,6% năm 2013.

Nhận định về kết quả có nhiều khả năng nhất, ông Raymond Mallon cho rằng, thứ nhất đó là ổn định vĩ mô (lạm phát thấp, tỷ lệ lãi suất giảm, đồng tiền ổn định). Thứ hai là phục hồi tăng trưởng ở mức 6-9% do sản xuất gia tăng và cầu nội địa tăng. Chuyển dịch sang ngành sản xuất giá trị gia tăng cao hơn – liên kết sản xuất vùng. Tăng đầu tư cho bán lẻ.

Thứ ba, dù đô thị hóa tăng nhưng ngành xây dựng và bất động sản sẽ vẫn "ngủ đông", ngành tài chính tiếp tục tái cấu trúc. Thứ 4, nút thắt về cơ sở hạ tầng và kỹ năng vẫn là một thách thức. Cần tập trung vào cở sở hạ tầng và đổi mới giáo dục.

Khổng Nhung

Vnmedia

Các tin tức khác

>   Châu Á sẽ là khu vực kinh tế hùng mạnh? (15/08/2012)

>   Khi Quảng Ninh muốn “vượt khung” làm đặc khu kinh tế (15/08/2012)

>   "Xây dựng nền kinh tế tự chủ trong điều kiện hội nhập" (14/08/2012)

>   PGS.TS Trần Hoàng Ngân: “Để lạm phát trở lại, niềm tin sẽ suy giảm” (14/08/2012)

>   CPI tháng 8 có thể tăng trở lại (13/08/2012)

>   Cần “bộ lọc” kiểm toán theo sát các dự án đầu tư công (13/08/2012)

>   Chuyên gia quốc tế nói gì về tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu? (13/08/2012)

>   "Lạm phát thấp chỉ là tạm thời" (12/08/2012)

>   FDI: Người mới đến, kẻ lặng lẽ ra đi (10/08/2012)

>   Đề cử ông Lê Lương Minh làm Tổng thư ký ASEAN (10/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật