Thứ Tư, 01/08/2012 06:35

Bộ trưởng sẽ nhiều quyền hơn với tập đoàn, DNNN

Một nội dung lớn được Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 7 là dự thảo nghị định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vốn nhà nước đầu tư vào DN.

Trả lời trong buổi họp báo chiều tối 31-7, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết các quy định này là một phần quan trọng thực hiện đề án tái cơ cấu DNNN.

Theo ông Đam, bỏ cơ chế bộ chủ quản, tách bạch quản lý nhà nước với quản lý DN là chủ trương nhất quán, lâu dài. Điều này được thể hiện khá rõ khi ban hành Luật DN mới, đưa tất cả loại hình DN vào một khuôn khổ pháp lý thống nhất. Tuy nhiên, DNNN có vai trò, nhiệm vụ đặc thù mà lại không có hình thức quản lý nhà nước phù hợp nên thời gian qua tồn tại những khe hở pháp lý và đã có hậu quả. Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thua lỗ; hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đất đai còn thấp; xảy ra tiêu cực, vi phạm pháp luật. Vì vậy, nghị định lần này cần bóc tách rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Thủ tướng, Chính phủ, từng bộ trưởng và từng bộ.

“Quản lý nhà nước với DN không thể chung chung là Chính phủ, mà phải rõ thẩm quyền của Thủ tướng với tư cách người đứng đầu, của Chính phủ với tính chất tập thể. Các bộ quản lý chuyên ngành cũng vậy, trước ta bỏ chế độ bộ chủ quản thì vai trò của bộ không còn nhiều nữa. HĐQT, rồi hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty được giao nhiều quyền lực, mà thiếu vắng vai trò quản lý nhà nước của bộ, ngành dẫn tới có vụ việc xảy ra mà không xác định được trách nhiệm của từng người, từng cơ quan mà ta cứ quen gọi là chủ sở hữu” - ông Đam nói.

Ông Đam cũng cho biết thảo luận về dự thảo này, Chính phủ đã thống nhất là bộ quản lý ngành kinh doanh chính sẽ giám sát, kiểm tra và thanh tra hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN lớn với vai trò là cấp trên trực tiếp của chủ sở hữu tại DN. Các bộ tổng hợp như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ… cũng có quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN theo chức năng, chuyên môn của mình. “Nghị định lần này sẽ làm nổi bật hơn vai trò của các bộ trưởng bộ quản lý chuyên ngành với các tập đoàn, tổng công ty” - ông Đam nhấn mạnh.

Dự kiến dự thảo nghị định sau khi tiếp thu ý kiến Chính phủ sẽ được công khai để đông đảo người dân góp ý.

NGHĨA NHÂN

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Chính phủ: Xử lý hai điểm nghẽn là “hàng tồn kho” và “nợ xấu” (31/07/2012)

>   Ủy ban Kinh tế cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước (31/07/2012)

>   Kinh tế vĩ mô tốt lên, vi mô khó khăn nghiêm trọng (31/07/2012)

>   Việt Nam cần thay đổi để thu hút đầu tư (30/07/2012)

>   Nhìn lại chính sách tài khóa nửa chặng đường 2012 (28/07/2012)

>   CPI Hà Nội tháng 8 dự báo tăng 0,03% (28/07/2012)

>   Giảm dần phụ thuộc vào nợ nước ngoài (28/07/2012)

>   Giai đoạn củng cố vững chắc (27/07/2012)

>   TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’ (27/07/2012)

>   Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh: “Vốn đầu tư công vẫn trong kế hoạch” (27/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật