Chủ Nhật, 05/08/2012 22:45

Băn khoăn về vai trò “ổn định kinh tế vĩ mô”

Bản đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã bỏ qua một trong những gợi ý rất quan trọng của Quốc hội đưa ra trong kỳ họp thứ ba vừa qua.

Phải là công cụ điều tiết vĩ mô

Đề án khẳng định, tái cơ cấu DNNN phải đạt được mục tiêu “làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Băn khoăn về vai trò “ổn định kinh tế vĩ mô”Tư GiangPetrolimex có là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô?
Băn khoăn về vai trò “ổn định kinh tế vĩ mô” Tư Giang Petrolimex có là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô?

Về điểm này, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì đề án giải thích rằng, tái cấu trúc không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà phải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước.

Ông Tiến nói trong một hội thảo về đề án gần đây: “Phải quán triệt chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan trọng là DNNN”.

Ông cho biết, mục tiêu tái cơ cấu DNNN là đảm bảo cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước làm tốt vai trò công cụ điều tiết vĩ mô, là đầu tàu định hướng sự phát triển.

Ông tin rằng, điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần khác cùng phát triển.

Ủy ban Kinh tế từng có ý khác

Như vậy, bản đề án được Chính phủ thông qua ngày 17-7 vừa qua đã không tiếp thu những ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra trong bản nhận xét về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế ngày 18-5 trước đó.

Bản báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng: “Đối với trọng tâm là tái cơ cấu DNNN, hầu hết các thành viên Ủy ban Kinh tế đề nghị không sử dụng DNNN là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn nền kinh tế”.

Bên cạnh đó, Ủy ban kiến nghị, kiên quyết tách bạch nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận. Cần hạn chế tối đa trách nhiệm chính trị - xã hội đối với các DNNN, nhiệm vụ này do chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội thực hiện.

Quan điểm của Ủy ban Kinh tế đã được thể hiện rõ trong bản Kiến nghị Diến đàn kinh tế mùa xuân, tập hợp ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế phát biểu tại Đà Nẵng hồi tháng 4.

Bản kiến nghị này khẳng định: Việc sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô là không có cơ sở xét cả trên lý luận và thực tiễn.

Bản kiến nghị giải thích, DNNN là một tác nhân thị trường như các doanh nghiệp khác, chịu  tác động chứ không phải là một bộ phận của các chính sách điều tiết vĩ mô. Không những thế, cái giá phải trả cho việc sử dụng DNNN làm công cụ bình ổn giá là rất lớn.

Thứ nhất, DNNN chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở nhiều lĩnh vực, không chịu áp lực cạnh tranh và do vậy kém hiệu quả. Và đó là một trong các nguyên nhân của bất ổn vĩ mô chứ không phải là công cụ để ổn định kinh  tế vĩ mô.

Thứ hai, sử dụng DNNN làm công cụ ổn định giá làm cho giá thị trường của các sản phẩm có liên quan bị bóp méo, khiến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực trở nên bất hợp lý và kém hiệu quả. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, giá cả sau một thời gian bị “dồn nén” dẫn đến thua lỗ hoặc trợ cấp, bao cấp chéo  lớn đến mức không  thể tiếp  tục “nén” được nữa, thì phải bung ra. Điều đó tạo ra cú sốc lớn trong nền kinh tế, làm cho kinh tế vĩ mô vốn đã bất ổn, dễ bị tổn thương trở nên bất ổn và dễ bị tổn thương hơn.

Vai trò quá nặng

Quan điểm về tái cấu trúc DNNN trong bản đề án được Chính phủ thông qua trái chiều với khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế được nhiều chuyên gia chia sẻ.

Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, Chính phủ yêu cầu DNNN vừa “điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô” vừa phải “nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu” là mâu thuẫn với nhau. “Hai mục tiêu trên là chồng chéo và mâu thuẫn với nhau”, ông nhận xét.

“Đáng lẽ ra, mục tiêu then chốt để cải cách DNNN phải xuất phát từ hiệu quả. Khu vực kinh tế này cần phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác”, ông nói.

Theo Đề án tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính năm 2012, tính đến tháng 10-2011, cả nước có 1.309 DNNN (vốn 100% của nhà nước) tập trung ở 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt, và 74 tổng công ty và một số doanh nghiệp độc lập. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 1.900 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước trên 50%.

Đề án cho biết, dư nợ của 85/96 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính nợ của Vinashin) đến cuối 2010 là 1.044.292 tỉ đồng, bằng 1,65 lần vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, đề án tiết lộ, nợ tín dụng của riêng 12 tập đoàn kinh tế nhà nước vào khoảng 218,7 nghìn  tỷ đồng,  tương đương với 8,76% tổng nợ tín dụng của toàn bộ ngành ngân hàng, tức khoảng 52,66% tổng dư nợ tín dụng của cả khu vực DNNN vào tháng 9.2011.

Tư Giang

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Việt Nam muốn cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia (04/08/2012)

>   ANZ: Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ (03/08/2012)

>   Lạm phát giảm chỉ tạm thời (02/08/2012)

>   HSBC: Lãi suất có thể sẽ giảm thêm 1% (02/08/2012)

>   01/08, hàng loạt quyết định quan trọng có hiệu lực (01/08/2012)

>   Bộ trưởng sẽ nhiều quyền hơn với tập đoàn, DNNN (01/08/2012)

>   Chính phủ: Xử lý hai điểm nghẽn là “hàng tồn kho” và “nợ xấu” (31/07/2012)

>   Ủy ban Kinh tế cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước (31/07/2012)

>   Kinh tế vĩ mô tốt lên, vi mô khó khăn nghiêm trọng (31/07/2012)

>   Việt Nam cần thay đổi để thu hút đầu tư (30/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật