Thứ Hai, 16/07/2012 14:18

Thực hư nợ xấu chứng khoán

Sau khi NHNN “chốt” con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3 tương đương 8,6% tổng dư nợ tín dụng, nhiều NĐT kỳ vọng những con số về nợ xấu trong lĩnh vực chứng khoán cũng được cụ thể hóa.

Đã có những con số về nợ xấu chứng khoán được nêu ra như dư nợ cho vay đầu tư - kinh doanh chứng khoán khoảng 12.000 tỷ đồng (tính đến ngày 31-5), nợ xấu 485 tỷ đồng nhưng chưa thực sự thuyết phục.

Trên BCTC 6 tháng đầu năm 2011 của CTCK SME (SME), khoản mục phải trả, phải nộp ngắn hạn khác của công ty xấp xỉ 580 tỷ đồng, trong đó bao gồm khoản phải trả về hợp đồng môi giới trái phiếu, phải trả về hợp đồng vay ứng trước tiền bán chứng khoán với các ngân hàng, cộng gộp lại xấp xỉ 340 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện nay, tình trạng mất thanh khoản của SME vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện nên khả năng công ty có thể hoàn trả số tiền nói trên rất thấp. Giả định các khoản phải trả của SME từ năm ngoái đến nay vẫn giữ nguyên, chỉ riêng SME đã chiếm 70% nợ xấu chứng khoán.

Con số này chưa thực sự thuyết phục khi SME không thuộc hàng đại gia trong việc cấp tín dụng cho hoạt động đầu tư bởi cũng chỉ là CTCK tầm trung. Nếu cộng 340 tỷ đồng các khoản phải trả cho ngân hàng của SME với nợ xấu của một CTCK với một ngân hàng mẹ là hơn 250 tỷ đồng vào đầu quý III-2011, con số đã lên đến 590 tỷ đồng.

Chỉ riêng 2 CTCK đã có số nợ (xem như xấu) cao hơn 485 tỷ đồng, trong khi không thể khẳng định vài chục CTCK còn lại trên thị trường không có nợ xấu. Độ vênh giữa thực tế và con số 485 tỷ đồng nợ xấu chứng khoán có vẻ không nhỏ.

Trả lời trước báo giới, lãnh đạo NHNN cho biết một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng có nhiều con số liên quan đến nợ xấu là do các cách thu thập số liệu khác nhau, trong đó có việc báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Về lý mà nói, hoạt động của các NHTM rất phức tạp nên số liệu đòi hỏi phải chặt chẽ. Nhưng trong nhiều trường hợp công bố nợ xấu còn do “tam sao thất bản”, cộng với việc nhiều CTCK bằng những chiêu trò thủ thuật có thể biến báo con số nợ xấu rất dễ dàng.

CTCK vay tiền ngân hàng, sau đó cho NĐT vay lại (margin) để giao dịch. Như vậy, nếu nói về nợ xấu chứng khoán, giữa CTCK và ngân hàng e chưa đủ mà còn có cả nợ xấu giữa CTCK và khách hàng của mình.

Việc CTCK với những hợp đồng margin “chui” trước đây yếu thế về mặt pháp lý dẫn đến việc không thể thu hồi nợ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng mất an toàn tài chính. Đặt ra kịch bản khả quan nhất là CTCK có đủ vốn để trả nợ ngân hàng và con số 485 tỷ đồng nợ xấu chứng khoán là thật, việc xác định quy mô nợ xấu giữa CTCK và khách hàng lại là thách thức rất lớn.

Bên cạnh đó, việc nhận diện khoản nào là nợ xấu giữa CTCK và khách hàng không hề đơn giản khi có rất nhiều cách lách. Chẳng hạn liên tục thay mới các hợp đồng vay giao dịch ký quỹ, một hình thức tương tự “đảo nợ”. Hay như việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cũng rất rắc rối.

Thí dụ, nếu NĐT dùng tài sản đảm bảo của mình là CP trên thị trường OTC để giao dịch ký quỹ, việc định giá tăng hay giảm là điều không quá khó. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh khi cần phải xử lý những tài sản này, vì các giao dịch trên thị trường OTC hiện nay rất èo uột.

Nếu ngân hàng còn có những văn bản, giấy tờ có giá trị pháp lý để xử lý nợ xấu, hiệu quả thu hồi nợ xấu giữa CTCK sẽ rất thấp. Khi đặt câu hỏi với một nhân viên thu hồi nợ của một CTCK lớn rằng liệu có cách thức nào để có thể thu hồi nợ xấu về hay không, câu trả lời chỉ là cố gắng đòi nợ, còn việc khách hàng có trả hay không phụ thuộc vào hên xui.

Chừng nào những khoản nợ xấu giữa CTCK và khách hàng chưa được nhận diện một cách rõ ràng, chừng đó vấn đề kiểm soát an toàn tài chính cũng như sức khỏe của CTCK sẽ còn gặp nhiều thách thức.

Nguyễn Quốc Hải

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Thị trường đang bao trùm bởi tâm lý “nghi ngờ” (16/07/2012)

>   Chứng khoán UpCom như ngôi chợ “ma” (16/07/2012)

>   16/07: Bản tin đầu tuần (16/07/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: “Bó tay” với các phiên bứt phá cuối tuần? (15/07/2012)

>   Niềm tin: Một lần nữa bị thử thách (14/07/2012)

>   Cổ phiếu SJS: Được “bơm tiền”, giá tăng (14/07/2012)

>   SBS: Giải trình giá cổ phiếu giảm sàn 15 phiên liên tiếp (13/07/2012)

>   Nên mua vào nếu thanh khoản hồi phục (13/07/2012)

>   Chứng khoán “rục rịch” tăng trong nghi ngờ? (13/07/2012)

>   Thị trường tài chính Việt Nam: Cuộc chơi của cáo và thỏ (13/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật