Thứ Năm, 12/07/2012 09:58

Ngân hàng cấu kết kiếm lợi: Lòng tham xé nát niềm tin

Thế giới tài chính nói chung đang mang trong mình căn bệnh tham lam, trục lợi, một thứ bệnh không dễ chữa. Vụ bê bối LIBOR đã một lần nữa khẳng định lại hoài nghi của nhiều người.

Vụ bê bối LIBOR đã một lần nữa khẳng định lại những hoài nghi của nhiều người, rằng có thứ gì đó không sạch sẽ trong thế giới tài chính London. Lòng tin của khách hàng đã bị đánh cắp bằng sự lừa dối có hệ thống.

Người ta đồ rằng, thế giới tài chính nói chung đang mang trong mình căn bệnh tham lam, trục lợi, một thứ bệnh không dễ chữa. Và giờ đây, dường như nó đã lan tràn thành dịch.

Một London đầy tai tiếng

Thực tế thì vụ bê bối đã diễn ra tại một quốc gia và trong nội bộ một ngân hàng. Barclays đã bị các nhà chức trách Anh và Mỹ phạt số tiền 450 triệu USD vì hành vi thao túng LIBOR (London Interbank Offered Rate - lãi suất liên ngân hàng London).

Nỗ lực đầu tiên của ngân hàng trong việc vượt qua cơn bão tai tiếng này đã không thành khi giám đốc điều hành Bob Diamond từ chức vào hồi tuần trước. Chính phủ Anh đã phải yêu cầu nghị viện tiến hành thanh tra lại hệ thống ngân hàng. Danh tiếng của thành phố London đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. London là nơi LIBOR được thiết lập thông qua các dự đoán của các ngân hàng hàng đầu về chi phí vay của chính họ từ các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, câu chuyện này giờ đây đã vượt xa khỏi lãnh thổ nước Anh. Barclays là ngân hàng đầu tiên được đưa ra mổ xẻ bởi nó được cho là có quan hệ khá thân thiết với các nhà điều hành chính quyền. Và đây sẽ không phải là câu chuyện cuối cùng của thế giới. Nhiều cuộc điều tra nhằm khắc phục những gian lận về LIBOR và các loại lãi xuất khác cũng đang được tiến hành tại nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, châu Âu...

Có nhiều cái tên đình đám nhất trong hệ thống ngân hàng thế giới cũng nằm trong tầm ngắm của các điều tra viên như Citigroup, JPMorgan Chase, UBS, Deutsche Bank và HSBC. Nhiều "tướng lĩnh" của các tổ chức tài chính từ Mỹ tới Nhật Bản cũng dính líu vào vụ việc.

Ngân hàng cấu kết ngân hàng

Việc điều tra ngân hàng Barclays giúp hé lộ hai hành vi sai trái là vi thao túng LIBOR và thu hẹp tín dụng.

Thứ nhất là lập kế hoạch và thực hiện hành vi thao túng LIBOR nhằm thu lợi nhuận.

Họ cũng cấu kết với những đối tác tại các ngân hàng khác để đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình. Theo tài liệu điều tra của Canada thì sự cấu kết, thông đồng giữa các tổ chức tài chính đang hoành hành và trở thành một vấn nạn. Vụ bê bối LIBOR khiến cho người ta hình dung về một liên minh có hệ thống giữa các băng đảng hơn là một vụ lừa đảo thương mại đơn thuần.

Việc này có thể dẫn đến những chi phí khổng lồ cho các ngân hàng. LIBOR được sử dụng để thiết lập những công cụ tài chính trị giá đến 800 ngàn tỷ USD và sẽ ảnh hưởng đến giá cả của mọi giao dịch từ những khoản thế chấp đơn giản cho đến các phái sinh lãi suất. Và nếu như kế hoạch thao túng LIBOR thành công, và bản thân các nhà điều hành chính quyền cũng nghĩ rằng Barclays đã làm được điều đó thì đây có thể sẽ là một vụ lừa đảo tài sản lớn nhất trong lịch sử ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và người đi vay trên toàn thế giới. Và điều này sẽ mở ra một cơn bão kiện tụng mới với sự tham gia của không chỉ những khách hàng trực tiếp, những ngân hàng mà còn của bất kể những ai có liên quan tài chính đến LIBOR. Cơn bão kiện tụng thực sự đã bắt đầu.

Hành vi sai trái thứ hai là thu hẹp tín dụng được bắt đầu vào năm 2007 và cũng có thể dẫn đến hàng loạt các vụ kiện tụng, nhưng về mặt đạo đức thì còn phức tạp hơn rất nhiều bởi có sự tham gia của những thành phần ưu tú trong xã hội.

Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, mức LIBOR cao được nhìn nhận là một dấu hiệu của sự suy yếu tài chính. Barclays đã hé lộ thông tin về việc nhận được cái gật đầu ngấm ngầm của ngân hàng trung ương Anh cho những quyết định của mình trong việc hạ mức hạ mức LIBOR. Hiện ngân hàng trung ương phủ nhận thông tin. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực hết sức nhằm vực dậy uy tín thì thông tin thực sự đã làm mai một lòng tin về cả hệ thống ngân hàng. Mặc dù đây mới chỉ là thông tin chưa được khẳng định thì đã có nhiều hoài nghi cho rằng việc thao túng LIBOR của ít nhất một số ngân hàng nhận được sự cho phép của các nhà điều hành chính quyền.

Khi niềm tin bị đánh cắp

Vụ việc ầm ĩ giờ đây có thể đã được chuyển đến các tòa án dân sự trên toàn thế giới. Và nó sẽ là một hành trình dài. Theo quan điểm của công chúng thì có hai nhiệm vụ phía trước phải hoàn thành.

Thứ nhất là tìm hiểu chính xác điều gì đã xảy ra và xử phạt những người có liên quan. Trong trường hợp động cơ của hành vi xuất phát từ lòng tham thì những cá nhân vi phạm nên phải đối mặt với với án tù. Còn trong trường hợp lãi suất được điều chỉnh vì mục đích có lợi cho ngân hàng thì các nhà chức trách có liên quan, các chủ ngân hàng và những người làm luật phải giải thích tại sao họ có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thành phố bằng những quyết định như vậy.

Nhiệm vụ thứ hai là thay đổi phương thức hoạt động của hệ thống tài chính cũng như là văn hóa ngân hàng (thứ văn hóa bắt nguồn từ cấu trúc của hệ thống).

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên xảy ra bê bối về việc định giá khi tại Wall Street đã diễn ra vài vụ tai tiếng.

Một số quy định phải được thay đổi. LIBOR nên được đặt dưới sự bảo trợ của cơ quan thương mại cụ thể là Hiệp hội Ngân hàng Anh chứ không phải của các nhà điều hành. Và sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền sẽ khiến các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ nhất định và phù hợp khi mà hiện London là trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất trên thế giới.

Trong tương lai, chỉ số LIBOR và các chỉ số tương tự như EURIBOR nên được thiết lập trên cơ sở chi phí vay thực thế chức không phải chi phí vay ước tính.

Thực ra đây không phải là giải pháp luôn được áp dụng trong lĩnh vực tài chính. Trong trường hợp thị trường khó thanh khoản hoặc số giao dịch quá mỏng thì những con số giả định có thể được cho là cần thiết để đưa ra mức chuẩn.

Do vậy, nhiều hơn nữa các ngân hàng nên tham gia vào ban hội thẩm, quan sát các tổ chức cho vay (khiến cho nó trở thành một "cuộc chơi" không phải dễ dàng và cũng không dễ thao túng với bất cứ ai). Thông tin sẽ được kiểm tra chéo trong mọi trường hợp có thể bằng cách yêu cầu các ngân hàng công khai mức phí mà họ đi vay hoặc cho vay. Mọi quy trình sẽ phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà điều hành bên ngoài.

J.P. Morgan đã từng nói: "Lòng tin của khách hàng đã sụp đổ. Và bằng mọi giá ngân hàng phải hành động để lấy lại lòng tin đó".

Quả thật, nhiệm vụ này phải được đặt lên hàng đầu nếu họ muốn tồn tại và phát triển trên thị trường.

Hung Ninh (Theo Economist)

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Dow Jones và Nasdaq tiếp tục trượt dốc sau biên bản họp của Fed (12/07/2012)

>   Fed tiếp tục để ngỏ khả năng áp dụng QE3 (12/07/2012)

>   Tây Ban Nha công bố gói thắt lưng buộc bụng tới 65 tỷ euro (11/07/2012)

>   Cuộc chơi" hạ lãi suất ở Trung Quốc để kích thích kinh tế (11/07/2012)

>   Khủng hoảng tài chính có thể "xóa sổ" 8 triệu việc làm tại châu Âu (11/07/2012)

>   Mỹ đã hết cách? (11/07/2012)

>   WB: Nguồn kiều hối vẫn tăng bất chấp khủng hoảng (11/07/2012)

>   Lời giải chống suy giảm của các nước (11/07/2012)

>   Vì sao châu Âu điều tra S&P, Fitch và Moody’s? (10/07/2012)

>   Trung Quốc nguy cơ giảm phát (10/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật