Cuộc chơi" hạ lãi suất ở Trung Quốc để kích thích kinh tế
Việc Trung Quốc hai lần hạ lãi suất và tiến hành cải cách lĩnh vực cho vay trong vòng một tháng qua là dấu hiệu cho thấy quốc gia này muốn hoạt động cho vay giữ vai trò lớn hơn trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc Trung Quốc hai lần hạ lãi suất và tiến hành cải cách lĩnh vực cho vay trong vòng một tháng qua là dấu hiệu cho thấy quốc gia này muốn hoạt động cho vay giữ vai trò lớn hơn trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo các chuyên gia phân tích, cách dễ dàng nhất để khơi thông dòng tín dụng là "giải phóng" nguồn vốn cho vay của 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, qua việc tăng tỷ lệ mức trần tiền cho vay/tiền gửi (LDR) lên khoảng 75%. Do 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc nắm giữ hơn một nửa tổng lượng tiền gửi, nên chỉ cần một điều chỉnh nhỏ đã có thể tạo ra những tác động rất lớn. Ngay sau thông tin này, cổ phiếu của 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã giảm, do các nhà đầu tư lo ngại biện pháp mới sẽ xói mòn lợi nhuận ròng của các thể chế tài chính này. Cụ thể, cổ phiếu của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank) giảm 2,7%, cổ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc giảm 2,5%, của ngân hàng ICBC giảm 0,7% và Bank of China giảm 1%.
Nhà phân tích tại CCB International (bộ phận ngân hàng đầu tư của China Construction Bank), Sheng Nan cho rằng: "Hạ tỷ lệ cho vay/tiền gửi có thể thúc đẩy đáng kể hoạt động cho vay, song điều này sẽ là một rủi ro hệ thống trong dài hạn". Do đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang triển khai những giải pháp phức tạp hơn để vừa hạ lãi suất cho vay, trong khi vẫn thuyết phục các ngân hàng quản lý danh mục các khoản cho vay hiệu quả hơn, đặc biệt tới các nhóm đối tượng "khát" vốn thực sự như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã quyết định cắt giảm lãi suất cho vay thêm 31 điểm cơ bản xuống 6% và giảm thêm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm xuống 3%. Mặt khác, PBoC thông báo sẽ cho phép các ngân hàng thương mại linh hoạt hơn việc ấn định lãi suất cho vay, một bước đi mà giới chuyên gia cho rằng sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay bằng cách tạo ra môi trường cho vay cạnh tranh hơn. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn dự đoán. Nhà kinh tế trưởng tại China Essence Securities, Gao Shanwen đánh giá: "Hạ lãi suất là điều cần thiết song vẫn chưa đủ nếu nhìn vào một số dấu hiệu kinh tế. Khó có thể nói rằng tăng trưởng kinh tế quý II đã chạm đáy và nhiều khả năng xu hướng tăng trưởng thấp sẽ kéo dài sang quý III".
Trước đó, PBoC cũng đã 3 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại kể từ tháng 11 năm ngoái, giúp "giải phóng" khoảng 1.200 tỷ NDT tiền mặt ra thị trường. Giới phân tích dự báo PBoC có thể tiếp tục giảm tỷ lệ bắt buộc để bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng, song song cùng các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo.
Theo khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện, các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,6% trong quý II, mức tăng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và là quý thứ 6 liên tiếp kinh tế tăng trưởng thấp hơn ước đoán. Trong cả năm 2012, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng khoảng 7,5%, ngang với mục tiêu mà chính phủ Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt ra trong tháng 3/2012. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là thị trường lao động Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh nếu tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới ngưỡng 7%. Hiện đã xuất hiện một số dấu hiệu về tình trạng sa thải nhân công ồ ạt ở một số thành phố ven biển, khi các nhà xuất khẩu đang phải vật lộn đối phó với lượng đơn đặt hàng sụt giảm và chi phí lao động tăng cao.
Việt Khoa (Theo Reuters)
Tầm nhìn
|