Thứ Tư, 11/07/2012 17:42

Khủng hoảng tài chính có thể "xóa sổ" 8 triệu việc làm tại châu Âu

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu nên ưu tiên đầu tư vào nền kinh tế và tạo công ăn việc làm.

Báo cáo được ILO công bố ngày 11/07 cho thấy châu Âu đã cắt giảm 3.5 triệu việc làm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 4.5 triệu việc làm khác cũng đang có nguy cơ biến mất.

Báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp Eurozone hiện đứng ở mức 11%, tương đương với tổng cộng 17.4 triệu việc làm. Theo đó, ILO cảnh báo nếu châu Âu không nhanh chóng thay đổi các chính sách hiện tại thì con số này có thể tăng mạnh trên khắp Eurozone, từ đó châm ngòi cho bất ổn xã hội và làm suy giảm niềm tin của dân chúng vào Chính phủ, hệ thống tài chính cũng như các tổ chức châu Âu.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên (từ 16-24 tuổi) được dự báo chiếm tỷ lệ cao nhất trong số tất cả các độ tuổi. Trong tháng 4/2012, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên của toàn Eurozone là 22% trong khi tại Ý, Bồ Đào Nha và Slovakia là 30%. Tồi tệ hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi này tại Hy Lạp và Tây Ban Nha là 50%.

ILO cho rằng các biện pháp cắt giảm ngân sách khắc nghiệt nhằm giải quyết khủng hoảng nợ Eurozone là không đủ. Chính sách này không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt động tạo việc làm mà còn không thể khuyến khích đầu tư và đem lại sự ổn định cho hệ thống tài chính.

Theo báo cáo, các biện pháp cắt giảm chi tiêu công mạnh tay đã khiến nhu cầu nội địa suy giảm trong khi xuất khẩu lại tăng không đủ mạnh để kích thích tăng trưởng và điều này đồng nghĩa với việc hầu hết các nền kinh tế tại Eurozone, trừ rất ít quốc gia như Đức, đã rơi vào suy thoái.

Bên cạnh đó, 13/17 quốc gia Eurozone đã tiến hành cải cách thị trường lao động với việc cho phép các nhà tuyển dụng sa thải nhân viên dễ dàng hơn nhưng lại không có biện pháp rõ ràng nào vế vấn đề tạo việc làm. Và do đó chỉ gia tăng số lượng nhân công bị cắt giảm biên chế.

Các ngân hàng đã không tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc cung cấp các khoản vay cho nền kinh tế và thực tế tỷ trọng hoạt động đầu tư tư nhân/tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm trong năm 2011. Điều này càng gây khó khăn cho Eurozone vì nền kinh tế khu vực phụ thuộc nhiều vào sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ.

Báo cáo của ILO kêu gọi hoạt động tái đầu tư và cải cách hệ thống tài chính. Đồng thời cho rằng nếu đầu tư tương đương 1% GDP thì Eurozone sẽ tạo ra được 1.4 triệu việc làm mới trong hơn 2 năm.

Còn nếu lượng vốn mà hệ thống ngân hàng tái cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ trở về các mức trước khủng hoảng, tương ứng tỷ lệ đầu tư/GDP từ gần 2% đến 21.5%, thì có thể khôi phục được hơn 60% lượng việc làm đã biến mất kể từ năm 2008.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Mỹ đã hết cách? (11/07/2012)

>   WB: Nguồn kiều hối vẫn tăng bất chấp khủng hoảng (11/07/2012)

>   Lời giải chống suy giảm của các nước (11/07/2012)

>   Vì sao châu Âu điều tra S&P, Fitch và Moody’s? (10/07/2012)

>   Trung Quốc nguy cơ giảm phát (10/07/2012)

>   Các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ nhận được 30 tỷ EUR vào cuối tháng 7 (10/07/2012)

>   IMF kêu gọi thúc đẩy quan hệ đối tác và phục hồi kinh tế (10/07/2012)

>   Năm ngân hàng nước ngoài đóng cửa tại Philippines (10/07/2012)

>   Eurozone trước sức ép hiện thực hóa các quyết định (09/07/2012)

>   "Kinh tế Italy sẽ sụt giảm khoảng 2% trong năm 2012" (09/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật