Thứ Năm, 26/07/2012 22:53

Định vị hướng đi của dòng tiền

Về lý thuyết, dòng tiền sẽ tìm đến những doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiềm năng, tăng trưởng ổn định, có lãi; những nhóm ngành hưởng lợi nhiều từ chính sách và các biện pháp nới lỏng dần của chính sách tiền tệ và tài khóa.

Hướng vào DN có lãi

Từ giữa tháng 7 trở đi là quãng thời gian mà thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của DNNY xuất hiện “rầm rộ” nhất. Năm nay cũng vậy, một loạt DNNY đã “tiên phong” với mức lãi ấn tượng. Nổi bật trong số này là Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS) với doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 12.810,6 tỷ đồng, vượt 28,1% kế hoạch và tăng 15,4% so cùng kỳ năm 2011; lãi trước thuế 755,2 tỷ đồng, vượt 98,7% kế hoạch và tăng 41,1% so cùng kỳ năm 2011.

Các nhà đầu tư nên chọn những nhóm ngành được hưởng lợi từ chính sách vĩ mô. (Ảnh: TK)

Các nhà đầu tư nên chọn những nhóm ngành được hưởng lợi từ chính sách vĩ mô. (Ảnh: TK)

Kế đến là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) với thông tin lũy kế 9 tháng niên độ tài chính 2011-2012 (bắt đầu từ 1/10/2011) có doanh thu đạt 7.805,5 tỷ đồng; lãi sau thuế 288,1 tỷ đồng; hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu (10.126 tỷ đồng) và vượt 20,1% kế hoạch lợi nhuận cả niên độ (240 tỷ đồng). Ở nhóm công ty chứng khoán (CTCK), hai công ty đầu ngành là CTCK TP.Hồ Chí Minh (HSC) và CTCK Sài Gòn (SSI) cùng đạt lợi nhuận sau thuế khả quan: HSC lãi 164 tỷ đồng (bằng 84% lãi sau thuế cả năm 2011) và SSI lãi 331 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2011 lỗ). Một số công ty khác cũng công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khá tốt như CTCK Bảo Việt (BVS), CTCP Dược Lâm Đồng (LDP), Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNE), CTCP Bourbon Tây Ninh…

Gần đây nhất, thông tin nhiều DNNY có lãi trong quý II tiếp tục được công bố như HGM, BIC, CCI, PGD, VIC, VTF, PNJ… Tuy nhiên, số DNNY công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý II còn khá khiêm tốn so với số lượng DNNY (khoảng 700 trên cả hai sàn). Từ thực tế này, cộng với chuyển động vĩ mô trong 6 tháng đầu năm chưa thực sự khả quan, khả năng sẽ không có nhiều DNNY đạt được lợi nhuận đột biến so với cùng kỳ năm 2011 là rất lớn. Hiện tại, mới chỉ có hơn 20 DNNY công bố lỗ, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm CTCK (TAS, SHS, SVS, PHS, KLS, ORS); vài DN có lượng hàng tồn kho lớn như THV, PTL, VCH

Nhóm ngành hưởng lợi từ chính sách

Trong báo cáo bán niên 2012 với chủ đề kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, các chuyên gia của CTCK An Bình (ABS) nhận định, kinh tế thế giới còn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp trong 6 tháng cuối năm. Châu Âu tiếp tục chìm trong khủng hoảng nợ công vẫn chưa tìm ra lối thoát, thời gian khắc phục dự kiến kéo dài từ 3-5 năm. Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang đối mặt với khủng hoảng thị trường lao động. Sản xuất công nghiệp trì trệ và kéo dài ở Trung Quốc sau các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Kinh tế các nước khác trong nhóm BRICS như Ấn Độ, Brazil, và Nga đang tăng trưởng chậm lại. Kinh tế Nhật Bản hồi phục tốt sau thảm họa sóng thần, động đất, nhưng việc đồng Yên tăng giá làm ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu của nước này.

“Kinh tế thế giới sẽ còn suy thoái trong 6 tháng còn lại của năm nhưng có khả năng sẽ hồi phục trong năm 2013”, ABS dự đoán.

Theo các chuyên gia, những bất ổn của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Thêm vào đó, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là nhiệm vụ hàng đầu mà Chính phủ đã đề ra Theo đó chính sách tiền tệ, tài khóa dù có “nới” hơn, song vẫn được kiểm soát rất thận trọng. Sản xuất cũng như các hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục trì trệ, các DN sẽ còn phải tiếp tục gồng mình chống đỡ với nợ xấu, hàng tồn kho ứ đọng và mức tiêu thụ thấp...

“Thị trường chứng khoán sẽ sôi động hơn khi chính sách tiền tệ, tài khóa được nới lỏng hơn nhằm cứu vãn nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phân hóa giữa các nhóm ngành và giữa các cổ phiếu trong ngành cũng sẽ khốc liệt hơn. Các ngành thuộc lĩnh vực xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ dầu khí, tiêu dùng và ngành hàng thiết yếu sẽ có tính phòng thủ cao. Các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, nguyên vật liệu vẫn sẽ tiếp tục khó khăn nhưng sẽ được hưởng lợi từ sự nới lỏng của chính sách tiền tệ. Ngược lại ngành Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do tái cấu trúc ngành và phải chia sẻ lại lợi nhuận cho DN”, ABS nhận định.

Trí Tri

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   KHB thoát khỏi diện kiểm soát từ 27/07 (26/07/2012)

>   Chưa có hy vọng dòng tiền lớn cho TTCK (26/07/2012)

>   BGM bị cảnh báo do tạm ngừng hoạt động kinh doanh chính (26/07/2012)

>   Công ty quản lý quỹ: sống bằng gì? (26/07/2012)

>   Vốn ngoại, 12 năm ở Việt Nam (26/07/2012)

>   PVX: Khi nào hết làm “tội đồ” của TTCK? (26/07/2012)

>   Chính thức rút nghiệp vụ Môi giới của TSS, HSSC, DDS (26/07/2012)

>   Phía sau nỗi niềm oan ức của nhà đầu tư chứng khoán (26/07/2012)

>   Ủy thác đầu tư: Tảng băng chìm đang nổi (26/07/2012)

>   NĐT chiến lược: Cuộc trường chinh “bảy nổi, ba chìm” (26/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật