Thứ Năm, 26/07/2012 15:19

Chưa có hy vọng dòng tiền lớn cho TTCK

Trong ba năm qua, mỗi đợt tăng giảm của TTCK đều gắn liền với một dòng tiền lớn vào hoặc rút ra khỏi nền kinh tế và thị trường.

Trước mắt, liệu có dòng tiền lớn nào giúp cho TTCK tăng điểm?

Giám đốc một quỹ đầu tư chia sẻ, khi tiếp xúc với các NĐT nước ngoài gần đây, có một số ý kiến nhận định rằng sẽ có “sóng thần” trên TTCK Việt Nam sau 2 - 3 năm nữa. Đó là khoảng thời gian cần thiết để giải quyết xong các vấn đề của nền kinh tế sau một giai đoạn tăng trưởng nóng dựa vào vốn, xử lý nợ xấu ngân hàng, tái cơ cấu DN nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị DN …

Để rút ngắn khoảng cách này, theo giám đốc quỹ đầu tư, các chính sách với TTCK là quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, NĐT vẫn chưa nhìn thấy các chính sách mạnh mẽ để thu hút vốn ngoại, mặc dù phải thừa nhận là chứng khoán Việt Nam đã rất rẻ.

Khi chưa thấy Chính phủ phát đi tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ về việc thu hút vốn ngoại vào thị trường, thì ngay cả những NĐT cũ cũng chán nản. “Điều đáng sợ nhất là các NĐT đang cố bám trụ thị trường, nhưng chờ đợi mãi mà không thấy chính sách gì để tạo thanh khoản cho thị trường, trong khi tài sản thì cứ teo tóp dần do giá cổ phiếu giảm, sẽ thất vọng và ra đi”, giám đốc quỹ đầu tư nói.

Hy vọng vào dòng vốn ngoại sẽ đổ vào TTCK trước mắt không khả thi cả vì lý do chủ quan và khách quan. Thị trường trong 6 tháng tới chỉ trông chờ vào dòng vốn ngân sách đưa vào nền kinh tế nhằm hỗ trợ tăng trưởng, từ đó, cải thiện thanh khoản cho DN.

Con số 21.500 tỷ đồng mỗi tháng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và 30.000 tỷ đồng vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 cho các dự án sử dụng ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu phủ sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế? Trước tiên, nguồn vốn này sẽ giúp tiêu thụ hàng tồn kho của các ngành vật liệu xây dựng và thúc đẩy xây lắp tăng trưởng. Khi hàng tồn kho giảm, tài chính của DN lành mạnh hơn, DN mới tiếp cận được vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tư sản xuất. Dòng vốn đầu tư từ ngân sách chỉ giúp thanh khoản của DN tốt hơn, chứ không tạo ra sự dư dả về tài chính để vốn rẻ chảy sang TTCK kiếm lời ngắn hạn.

Hy vọng tác động nhiều nhất đến TTCK trong thời gian tới là việc lãi suất vay vốn giảm xuống dưới 15%/năm. Mới đây, theo nhận định của CTCK Bảo Việt, lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm thêm 2%/năm, do lạm phát cả năm 2012 dự báo chỉ ở mức 5,5 - 5,6%. Tuy nhiên, theo nhận định của công ty này, lãi suất cho vay xuống mức 13 -15%/năm hiện nay là mức lãi suất tương ứng với lãi suất huy động 9%/năm kỳ hạn 12 tháng trở xuống. Vấn đề đặt ra là, với lạm phát thấp như hiện nay, lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm nữa hay không?

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lãi suất cho vay không quan trọng bằng việc tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ 16 - 17% trong giai đoạn 5 năm tới. Việc tăng trưởng tín dụng thấp là tất yếu khi nền kinh tế đã trải qua giai đoạn tăng trưởng bằng vốn, cần chuyển sang giai đoạn dựa vào năng suất, công nghệ…

Tổng cầu được cải thiện, nền kinh tế sẽ khởi sắc hơn, điều đó không khó cảm nhận. Nhưng kỳ vọng một dòng tiền lớn vào TTCK khiến thị trường tăng đột biến là không hợp lý. Có lẽ vì thế mà thị trường đã giảm khá mạnh sau một tuần tăng điểm nhanh.

Thu Hương

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   BGM bị cảnh báo do tạm ngừng hoạt động kinh doanh chính (26/07/2012)

>   Công ty quản lý quỹ: sống bằng gì? (26/07/2012)

>   Vốn ngoại, 12 năm ở Việt Nam (26/07/2012)

>   PVX: Khi nào hết làm “tội đồ” của TTCK? (26/07/2012)

>   Chính thức rút nghiệp vụ Môi giới của TSS, HSSC, DDS (26/07/2012)

>   Phía sau nỗi niềm oan ức của nhà đầu tư chứng khoán (26/07/2012)

>   Ủy thác đầu tư: Tảng băng chìm đang nổi (26/07/2012)

>   NĐT chiến lược: Cuộc trường chinh “bảy nổi, ba chìm” (26/07/2012)

>   Chứng khoán: Kỳ vọng sóng tăng quý 3! (26/07/2012)

>   26/07: Bản tin 20 giờ qua (26/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật