Thứ Hai, 25/06/2012 09:27

VIC tăng trần, thị trường vẫn giảm mạnh

VIC bất ngờ tăng kịch trần vào cuối phiên và MSN giữ mức tăng 1% nhưng không đủ sức kéo cả thị trường với hơn 215 mã giảm giá. VN-Index vẫn giảm khá mạnh về sát 424 điểm.

Các trụ đỡ của VN-Index giảm khá mạnh, BVH rớt đến 3.09%, GAS giảm 1.81%, HAG mất 3.52% hay SSI lùi 1.83%... tuy nhiên, tác động mạnh đến thị trường vẫn làm nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi chỉ số Large Cap đại diện cho các mã chủ chốt chỉ giảm 0.28%.

Cuối phiên, VN-Index mất 3.05 điểm, tương ứng 0.71% xuống 424.12 điểm.

Bất ngờ tại HOSE là giao dịch thỏa thuận tăng vọt ở 15 phút giao dịch thỏa thuận với việc  OGC có 12 triệu đơn vị chuyển nhượng giá sàn, tương ứng 146.4 tỷ đồng nâng giao dịch toàn sàn lên trên 62.79 triệu đơn vị, trị giá gần 1,031.47 tỷ đồng.

Trên sàn khớp lệnh, ITA, ASM, SSI, SAM, STB tiếp tục là những cổ phiếu có thanh khoản lớn.

Cổ phiếu đầu cơ bị bán sàn mạnh nhất khi có đến gần 100 mã rơi hết biên độ, điển hình như HQC, NVT, KSS, PXL, PXT, VNE, PVT, KTB, CSM, ITC, TDC, TDH, BGM, KMR, CDC…

Xét về  nhóm ngành cho thấy, cổ phiếu khoáng sản, bất động sản và xây dựng có tốc độ giảm cũng như áp lực bán mạnh nhất trên sàn.

Ở HNX, chỉ số rớt đến 2.06%, tức 1.51 điểm xuống còn 71.8 điểm. Đà lao dốc giúp thanh khoản tăng gấp đôi so với buổi sáng, đạt gần 42.5 triệu đơn vị, trị giá xấp xỉ 422 tỷ đồng.

Sự lo ngại về xu hướng sắp tới khiến cho cổ phiếu chứng khoán bị bán tháo khá nhiều, hàng chục mã niêm yết tại sàn này rớt sàn với lượng dư mua trống rỗng như SHS, PSI, IVS, HPC…

Ngay cả cổ phiếu bluechips cũng có mức giảm mạnh khiến HNX-Index khó có thể trụ vững. Hầu hết các mã đều giảm từ 2 – 3%. Riêng VND, SCR giảm đến 4.39% và 5.97%...

Tổng hợp khối ngoại toàn phiên cho thấy họ mua đến 5.02 triệu đơn vị tại HOSE và hơn 640 ngàn đơn vị tại HNX (9.6 tỷ đồng).

13h30: Sau lình xình là đánh úp

Tương tự như những gì đã diễn ra ở phiên cuối tuần trước, bên bán lại xả hàng với giá thấp, thậm chí giá sàn khiến thị trường lao dốc trong khoảng 30 phút đầu của phiên giao dịch buổi chiều.

VN-Index có lúc giảm hơn 4 điểm lùi về sát 423 điểm, HNX-Index giảm sâu gần 2% và đáng rơi ngưỡng hỗ trợ 72 điểm.

Tuy nhiên, thanh khoản không vì vậy mà tăng mạnh. Khối lượng giao dịch vẫn ì ạch. Dù có đến 208 mã giảm giá, gần 80 mã giảm kịch sàn nhưng HOSE cũng chỉ có 39 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 550 tỷ đồng.

ITA, ASM, SSI, PVF, SAM được gom vào mạnh với trên 1 triệu đơn vị mỗi mã. Riêng ITA xấp xỉ 2 triệu đơn vị.

MSN và VIC vẫn kiên quyết trụ trên mốc tham chiếu. VIC thậm chí tăng gần 2.5% và VNM giữ mốc tham chiếu trong khi nhiều trụ cột khác đang giảm. Cổ phiếu bất động sản đang bị xả hàng khá  mạnh.

Cùng lúc này, HNX-Index đã giảm đến 1.41 điểm, tức 1.92% xuống 71.9 điểm. Giao dịch mới nhích lên 28 triệu đơn vị, tương đương 288 tỷ đồng. Toàn sàn có đến hơn 200  mã giảm giá với gần 60 mã giảm kịch sàn. Các mã trụ cột đều giảm từ 2% trở lên. SCR giảm về sát mức giá sàn nhưng lại được mua vào khá mạnh với hơn 2 triệu đơn vị khớp lệnh.

Khối ngoại tận dụng cơ hội này để gom vào khá nhiều với hơn 4 triệu đơn vị tại HOSE.

Buổi sáng: Chứng khoán "đói" tiền, nhà đầu tư lo ngại

Tạm khép lại phiên giao dịch buổi sáng, thị trường sụt giảm đáng kể về sát các mốc hỗ trợ, trong khi thanh khoản lại giảm mạnh so với cùng kỳ các phiên trước. Mối hoài nghi lớn đang lan tỏa trên thị trường.

Chứng khoán đồng loạt đi xuống với tổng cộng hơn 350 mã ở các hai sàn gồm nhiều bluechips lẫn trụ đỡ, nhưng người mua vẫn hết sức dè dặt.

2 giờ 30 phút giao dịch, HOSE chỉ có 25.6 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 368 tỷ đồng, bao gồm cả giao dịch thỏa thuận. HNX có xấp xỉ 21 triệu đơn vị, tương đương 214 tỷ đồng.

Thị trường chỉ có 2 trụ đỡ MSN và VIC tăng trên dưới 2% mỗi mã không đủ sức nâng đỡ cho VN-Index lẫn VN30 khi mà hầu hết các mã còn lại đều giảm. Sắc đỏ lan tỏa khắp nơi khiến VN-Index mất 2.53 điểm, tương ứng 0.59% xuống còn 424.64 điểm.

DLG, GIL, LAF là những mã tăng giá với lực cầu khá vững cho đến hết buổi.

Khối ngoại không mua mạnh nhưng cũng tranh thủ gom vào gần 2.5 triệu đơn vị, với một số mã có khối lượng lớn như REE, MBB, EIB, SSI, HSG…

HNX-Index do thiếu sự nâng đỡ nhất định nên giảm khá mạnh, với 1.05 điểm, tức 1.43% xuống 72.26 điểm.

Toàn sàn có đến 170 mã giảm, 192 mã đứng ở mức tham chiếu và vỏn vẹn 38 mã tăng giá.

11h00: Dòng tiền quá yếu, bluechips cũng không đỡ nổi

DLG, GIL hai cổ phiếu tiếp tục tăng trần với lực mua áp đảo từ đầu phiên, trong khi áp lực bán đang tăng vọt ở phần còn lại của thị trường. Các bluechips đã ở trong tình trạng hết đỡ nổi. Thanh khoản tiếp tục xuống thấp một cách đáng sợ.

Chỉ còn khoảng 30 phút thị trường sẽ tạm khép lại buổi sáng nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu của sự nâng đỡ xuất hiện.

11h00, VN-Index sụt giảm 2.18 điểm, tức 0.51% xuống còn 424.99 điểm, mặc dù MSN và VIC vẫn còn tăng trên dưới 2% so với tham chiếu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại từ BVH, GAS, HAG… đến VCB đều giảm do vậy sự nâng đỡ lúc này gần như không còn.

Thanh khoản hết sức dè dặt, nhà đầu tư bối rối trước xu hướng của thị trường khi liên tục xuất hiện các bài báo cũng như những nhận định mang tính chất bi quan. Kết quả là thanh khoản hầu như bất động. 2 giờ trôi qua chỉ có 18.5 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 275 tỷ đồng.

Tính cả HNX thị trường vẫn chưa được 500 tỷ đồng giá trị chuyển nhượng khi HNX chỉ có vỏn vẹn 16 triệu đơn vị, trị giá 166 tỷ đồng, trong khi có đến 145 mã giảm giá và 216 mã đứng yên.

Các bluechips giảm nhẹ hoặc đứng yên, giao dịch trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi mã, trong khi MKV vẫn tiếp tục chuỗi tăng trần của mình lên 12,400 đồng/cp, trở thành một hiện tượng mới trên thị trường, tương tự những giá mà TAC hay VKP có được những ngày trước.

Thanh khoản thấp đáng sợ

Thị trường gần như không ghi nhận sự biến động nào đáng kể trong suốt 1 giờ giao dịch. Thanh khoản cực thấp là điều nhà đầu tư đang lo ngại. Điều này được cho là do tác động về sự giảm phát của nền kinh tế đã biểu hiện khá rõ.

Các bluechips tại HOSE lần lượt đi xuống và không còn hỗ trợ nhiều cho VN-Index. Đến 10h00, chỉ số đã thu hẹp mức tăng còn khoảng 0.7 điểm, tức 0.16% tạm xoay quanh mức 427.8 điểm.

Lúc này, chỉ còn MSN, VIC tăng trên 2% mỗi mã giữ vai trò nâng đỡ cho VN-Index trong khi BVH, GAS, VNM, HAG, SSI, VCB, DMP đang lần lượt đi xuống.

Điểm đáng sợ nhất là thanh khoản chỉ còn hơn 6 triệu đơn vị, trị giá 98 tỷ đồng cho thấy dòng tiền đã bị khóa chặt trong tài khoản nhà đầu tư.

HNX-Index nhích nhẹ trong vài phút sau đó cũng đảo chiều đi xuống dưới ngưỡng 73 điểm khi mất gần 0.4 điểm, tương ứng 0.5% xuống 72.9 điểm. Toàn sàn lúc này đã có hơn 70 mã giảm giá, có 45 mã tăng nhẹ và 284 mã đứng yên. Chỉ có ACB tăng nhẹ trong khi các bluechips khác đều đứng yên hoặc giảm nhẹ.

Thanh khoản ì ạch với hơn 6 triệu đơn vị, tương đương 67 tỷ đồng.

Mở cửa: Bluechips nâng đỡ VN-Index, DLG tăng kịch trần

Hiện tượng CPI tháng 6 của cả nước giảm lần đầu tiên sau 38 tháng vẫn không cứu được đà giảm và lình xình của thị trường ở thời điểm mở cửa phiên giao dịch sáng nay (25/06). Tuy nhiên, một vài bluechips bật xanh giúp VN-Index nhích nhẹ khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục.

Mở cửa với mức giảm nhẹ 0.63 điểm, tức 426.54 điểm do ảnh hưởng bởi gần 60 mã giảm giá trong đó có các bluechips như HAG, SSI, VCB… Giao dịch ở mức rất thấp, với 780 ngàn đơn vị. Trong khi đó, các mã trụ cột đều đứng yên hoặc nhích nhẹ trên mức tham chiếu.

Cổ phiếu DLG tăng kịch trần với lực mua áp đảo sau khi Chủ tịch công ty tuyên bố mua vào từ 7 - 8 triệu cổ phiếu. Trước đó, cổ phiếu này đã có tổng cộng 8 phiên giảm sàn liên tục và chỉ còn 8,800 đồng/cp, mức thấp nhất kể từ khi niêm yết năm 2010.

CII vẫn giảm kịch sàn xuống còn 27,200 đồng/cp. SRC cũng giảm hết biên độ ngay sau khi Đại hội thường niên 2012 vừa kết thúc trong đó lãnh đạo công ty phủ nhận việc xây cao ốc tại khu đất vàng ở Đà Nẵng.

Tuy nhiên, bước sang đợt khớp lệnh liên tục, các trụ cột BVH, MSN, VIC, GAS, DPM… lần lượt trỗi dậy giúp VN-Index đảo chiều tăng nhẹ 0.11 điểm nhưng thanh khoản vẫn chưa vượt mức 1 triệu đơn vị lúc 9h20.

HNX-Index vẫn giảm nhẹ từ đầu phiên với giao dịch hết sức èo uột, đạt trên 1 triệu đơn vị. Thị trường có khoảng 24 mã giảm giá, 21 mã tăng, các mã trụ cột hầu hết đều đứng yên tại mốc tham chiếu, hoặc giảm nhẹ như SCR, VND.

AGC tiếp tục giảm sàn khi mà ngày hủy niêm yết cổ phiếu này đang đến gần, tương tự mã CVN cũng giảm hết biên độ phiên thứ 2 sau khi có nhịp tăng trần 3 phiên liên tục. FLC bị bán sàn áp đảo trong khi lệnh mua hết sức dè dặt.

Viết Vinh (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 25 - 29/06: "Trụ đỡ" có đỡ được thị trường? (24/06/2012)

>   Chứng khoán tuần 18 - 22/06: E ngại rủi ro cao độ (22/06/2012)

>   Bên bán “hạ giá”, thanh khoản cải thiện (22/06/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/06 (21/06/2012)

>   Dòng tiền thận trọng, thị trường tiếp tục giảm (21/06/2012)

>   Tín dụng BĐS tăng 4,83%, vui chơi và giải trí giảm 71% (21/06/2012)

>   Tín dụng BĐS tăng 4,83%, vui chơi và giải trí giảm 71% (21/06/2012)

>   Vietstock Daily 21/06: Điểm tựa đang ở đâu? (20/06/2012)

>   Tăng điểm nhưng vẫn kém tích cực (20/06/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/06 (19/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật