Thứ Năm, 07/06/2012 06:11

S&P: 30% khả năng Vinacomin bị hạ bậc tín nhiệm

Standard & Poor's (S&P) cho rằng có 30% khả năng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sẽ bị hạ bậc tín nhiệm trong 12 tháng tới nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh suy yếu do doanh thu nội địa tăng cao tại mức giá Chính phủ quy định.

* S&P nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định”

* S&P nâng triển vọng tín nhiệm CTGBIDV từ “tiêu cực” lên “ổn định”

* Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Vinacomin

S&P cho biết mức xếp hạng “BB-” và triển vọng “tiêu cực” của Vinacomin không thay đổi sau khi tổ chức này nâng triển vọng tín vọng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định” vào ngày 06/06.

Nguyên nhân S&P không điều chỉnh triển vọng của Vinacomin là do xếp hạng và triển vọng tín nhiệm của tập đoàn chủ yếu phản ánh tình trạng tín dụng độc lập (SACP) hiện ở mức “bb-”. S&P cho rằng theo tiêu chuẩn xếp hạng các công ty nhà nước của tổ chức này, khả năng Chính phủ áp dụng các biện pháp hỗ trợ bất thường trong trường hợp xảy ra tình trạng căng thẳng tài chính là khá thấp. Quan điểm của S&P dựa trên mức độ ảnh hưởng có phần hạn chế của xếp hạng tín nhiệm Vinacomin đối với xếp hạng tín nhiệm Việt Nam.

S&P tiếp tục cho rằng có 30% khả năng Vinacomin sẽ bị hạ bậc tín nhiệm trong 12 tháng tới nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh suy yếu do doanh thu nội địa tăng cao tại mức giá Chính phủ quy định. Vinacomin sẽ phải phát hành thêm trái phiếu để tài trợ cho khoản chi phí vốn rất lớn nếu dòng tiền mặt suy yếu. Điều này có thể khiến các biện pháp bảo vệ tín dụng và thanh khoản của tập đoàn sa sút. Dấu hiệu nhận biết sự sa sút này là khi tỷ lệ nợ/thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) duy trì trên mức 4x.

Trong ngày 06/06, S&P nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định”. Tổ chức này cũng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn và dài hạn của Việt Nam lần lượt ở mức “B” và “BB”. Đi kèm với đó, S&P nâng xếp hạng dài hạn của Việt Nam theo thang đo xếp hạng khu vực ASEAN từ “axBB” lên “axBB+”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Tổng mức đầu tư điều chỉnh Dự án thủy điện Sơn La hơn 60.000 tỷ đồng (06/06/2012)

>   Ra "tối hậu thư" cho nhà thầu nước ngoài (06/06/2012)

>   Sao không xóa được độc quyền của EVN? (06/06/2012)

>   Nhập siêu từ Hàn Quốc tăng (05/06/2012)

>   “Cứu các doanh nghiệp thua lỗ nặng là không thể” (05/06/2012)

>   Xuất khẩu dệt may: Kẻ mừng, người lo (05/06/2012)

>   Vụ Vinalines: “Nên mổ xẻ đến nơi đến chốn” (05/06/2012)

>   Công bố kết quả thanh tra 16 DN sản xuất điện ngoài EVN (05/06/2012)

>   Bi hài với thu hồi giấy phép (05/06/2012)

>   EVN tăng 5% giá mua điện một số nhà máy (04/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật