Thứ Hai, 04/06/2012 10:30

HSBC dự đoán tăng trưởng tín dụng chỉ 13% trong năm nay

Theo bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam tháng 6/2012, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC dự đoán tín dụng sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn 13% trong năm nay.

Trong khi đó, mức trần tăng trưởng tín dụng mà Chính phủ áp dụng cho các tổ chức tài chính là 17% tùy thuộc vào tình trạng tài chính của từng tổ chức, và là 15% cho cả hệ thống. HSBC cho rằng Chính phủ Việt Nam đã áp dụng phương thức quản lý tín dụng thận trọng nhằm đảm bảo rằng chỉ những tổ chức có thể quản lý rủi ro tốt mới được nới các khoản vay đến mức cao nhất là 17%.

Hoạt động sản xuất có dấu hiệu sẽ tăng trở lại trong mấy tháng tới

HSBC còn tin rằng lạm phát 1 con số sẽ tiếp tục duy trì và khó có thể tăng nhanh trong năm sau, đồng thời cho biết thặng dư thương mại đã giảm đáng kể giúp bình ổn đồng Việt Nam và tăng dự trữ ngoại hối.

Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước, tính từ đầu năm đến nay thâm hụt thương mại là 381 triệu USD. Trong tháng 5, hoạt động xuất khẩu tăng 24.9% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, máy tính và hàng điện tử.

Ngược lại, tăng trưởng nhập khẩu chỉ ở mức 6.2% trong khi mức tăng trưởng tích luỹ cho xuất khẩu là 24.3%. Tuy nhiên trong tháng 5, nhập khẩu đã khôi phục và tăng 13.4% so với cùng kỳ sau hai tháng giảm sút. Xét về xu hướng, nhiều khả năng nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trở lại trong những tháng tới do nhu cầu tiêu thụ và sản xuất dần hồi phục.

Đáng chú ý là sự gia tăng nhập khẩu các mặt hàng phân bón, máy móc và phụ kiện dự phòng, nguyên liệu may mặc, hàng điện tử cho thấy nhiều khả năng hoạt động sản xuất sẽ tăng trở lại trong mấy tháng tới dù chỉ với tốc độ khiêm tốn.

Tăng trưởng kinh tế chậm nhưng đang ổn định hơn

Ngoài ra, tiếp tục nói về tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam, phía HSBC có nhận định rằng tăng trưởng tuy chậm nhưng đang ổn định hơn.

Tăng trưởng trong quý 1/2012 đã giảm còn 4.1% so với cùng kỳ, là mức tăng thấp nhất trong ba năm qua. Theo bản báo cáo chỉ số PMI của ngân hàng HSBC, hoạt động sản xuất tại Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 5. Điều này dự báo tốc độ tăng trưởng trong quý 2/2012 khó vượt mức 5%. Tuy nhiên, một tỷ lệ tăng trưởng được cân bằng lúc này lại là điều cần thiết để đất nước phát triển bền vững hơn trong giai đoạn trung và dài hạn.

Mức dự trữ ngoại tệ của Chính phủ cũng đã tăng 30% kể từ cuối năm 2011, tạo thêm khả năng cho Việt Nam đối phó với những cú sốc bên ngoài.

Nhu cầu tiêu dùng kém đã lan toả khắp tất cả lĩnh vực của nền kinh tế chứ không chỉ dừng lại ở mặt hàng lương thực thực phẩm. Sản xuất công nghiệp cũng như bán lẻ dịch vụ đều giảm tương ứng từ 7.2% và 25.1% vào tháng 4 xuống còn 6.8% và 20% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng kể nhất là trong tháng 5, tiêu dùng cho dịch vụ bán lẻ khách sạn và nhà hàng giảm từ 28.5% xuống còn 24.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều quan trọng nhất là tăng trưởng tín dụng thấp đã buộc người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ phải đánh giá lại hiệu quả đầu tư của họ. Tình hình tín dụng thắt chặt như hiện nay đã buộc nhiều doanh nghiệp và cá nhân thu gọn quy mô và tập trung vào những hoạt động có hiệu quả hơn.

Là một trong những nước tại châu  Á có tỉ lệ đầu tư cao nhất trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (khoảng 35% GDP),  nguồn lợi từ đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua không cao, đặc biệt là xét về năng suất thu được do sự phân bổ thiếu hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư công (chiếm hơn 60% tổng đầu tư) tiếp tục chiếm ưu thế lớn hơn hẳn so với các loại hình đầu tư khác và nhìn chung thì các công ty, tập đoàn quốc doanh sử dụng các nguồn lực, tài nguyên kém hiệu quả hơn.

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng

Cùng với sự sụt giảm chỉ số tăng trưởng và các ngành công nghiệp hoạt động không tốt, đặc biệt trong khu vực quốc doanh, vấn đề nợ xấu hiện là tâm điểm chú ý. NHNNVN đã công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể đã tăng từ 2.2% năm 2010 lên 3.6% năm 2011. Nguy cơ ở đây là tỉ lệ này sẽ có xu hướng tăng cao hơn.

Để cải thiện tính minh bạch, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến khoảng hai tuần nữa sẽ thông qua một điều luật yêu cầu các công ty quốc doanh phải công khai trên mạng các thông tin tài chính bao gồm doanh số, lợi nhuận, thua lỗ, nợ, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, quản lý tiền tệ và các hạn mức lương. Dự kiến qui định này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào nửa cuối năm 2012.

Thêm vào đó, Chính phủ cũng có quyết tâm cao trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng. Ba ngân hàng đã được sáp nhập và Chính phủ đang trong giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch cải cách. Tuy nhiên, liệu những biện pháp này có đạt được tiến độ tốt hay không thì phải cần thêm thời gian quan sát.

* Xem báo cáo chi tiết tại đây

Gia Yên (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   ODA và niềm tin (04/06/2012)

>   Tái cơ cấu DNNN, đừng thêm một lần chậm (04/06/2012)

>   Đến 2015 dịch vụ chiếm 55% cơ cấu kinh tế Hà Nội (03/06/2012)

>   Xuất khẩu 5 tháng ước đạt gần 43 tỷ USD (03/06/2012)

>   DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô: Bên trọng bên khinh (02/06/2012)

>   Không luật, tái cơ cấu kinh tế cách nào? (02/06/2012)

>   Tính việc thắt chặt giám sát và phân loại doanh nghiệp FDI (02/06/2012)

>   Vụ Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: Các bên nói gì? (01/06/2012)

>   HSBC: PMI tháng 5 đạt mức thấp nhất trong ba tháng (01/06/2012)

>   CPI tháng 6 có thể tăng 0,1-0,2% (01/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật