Chủ Nhật, 10/06/2012 14:32

Cước vận tải: lên rồi, xuống không được!

Bất chấp giá xăng dầu đã giảm nhiều lần, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa vẫn chần chừ không chịu giảm giá cước. Nhiều chủ hàng giật mình khi nhận được báo giá sẽ tăng tiếp trong tháng 7.

Bốc dỡ hàng hóa của Trung Quốc chở từ cửa khẩu Lạng Sơn về TP.HCM ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (ảnh chụp lúc 13g30 ngày 9-6) 

Mỗi khi giá xăng dầu tăng là doanh nghiệp vận tải ồ ạt tăng giá ngay. Thế nhưng sau ba đợt giảm giá xăng dầu vừa qua, doanh nghiệp viện đủ lý do như: giá xăng dầu giảm nhỏ giọt, lượng hàng vận chuyển ít, chi phí đầu vào tăng... để từ chối giảm giá cước.

Dễ tăng, khó giảm

Doanh nghiệp tư nhân Đại Hương Việt (TPHCM) cho biết vừa rồi giá xăng tăng thì các công ty vận chuyển thông báo tăng cước 5% đối với tuyến đường ngắn và 10-15% đối với tuyến đường dài, nhưng nay giá xăng đã xuống ba lần mà cước vận chuyển vẫn chưa xuống. “Chúng tôi nhiều lần đàm phán với đối tác vận chuyển nhưng họ vẫn ca điệp khúc “chờ đợi để sắp xếp”. Chờ dài cổ mà có thấy họ giảm đâu. Thời gian tới đơn hàng nhiều mà cước vận chuyển vẫn giữ nguyên thì doanh nghiệp chúng tôi rất thiệt thòi” - ông Nguyễn Văn Thế, chủ doanh nghiệp này, nói.

Cước taxi: hãng giảm, hãng không

Ngày 8-6, một ngày sau khi giá xăng giảm, Vinasun (HOSE: VNS) là hãng taxi đầu tiên thông báo giảm giá 500 đồng/km. Trong khi đó, nhiều hãng khác chưa giảm giá hoặc còn đang... bàn giảm giá. Các hãng xe đưa ra nhiều lý do để giữ giá, trong đó có nguyên nhân các chi phí của dịch vụ vận tải vẫn chưa giảm.

Cước taxi: hãng giảm, hãng không

Ngày 8-6, một ngày sau khi giá xăng giảm, Vinasun là hãng taxi đầu tiên thông báo giảm giá 500 đồng/km. Trong khi đó, nhiều hãng khác chưa giảm giá hoặc còn đang... bàn giảm giá. Các hãng xe đưa ra nhiều lý do để giữ giá, trong đó có nguyên nhân các chi phí của dịch vụ vận tải vẫn chưa giảm.

Ông Đỗ Phương - trợ lý chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh - cho biết trong mấy ngày qua, lãnh đạo của Mai Linh đã liên tục họp bàn với các đơn vị trực thuộc ở từng khu vực để tính toán việc giảm giá cước. Dự kiến đến thứ hai (11-6) gút lại việc giảm giá cước vận tải cụ thể đối với xe đò và taxi.

Trong khi đó ông Nguyễn Công Đỉnh, tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang, cho rằng sở dĩ công ty chưa giảm giá cước taxi là do đã đầu tư xe taxi có hai dàn lạnh nên tốn nhiều chi phí hơn so với taxi có một dàn lạnh của doanh nghiệp taxi khác. Hơn nữa, trong thời điểm giá xăng dầu tăng cao, Công ty Phương Trang đã điều chỉnh giá cước taxi tăng thấp hơn so với một số doanh nghiệp khác.

NGỌC ẨN

Cũng phải nghe điệp khúc chờ đợi phát ra từ phía các doanh nghiệp vận chuyển, ông Nguyễn Quốc Thắng, giám đốc Công ty nhập khẩu thực phẩm Hiếu Kim, bức xúc: “Chúng tôi đã đàm phán với đối tác vận chuyển để hạ giá vận chuyển nhưng họ cứ trả lời “để tính lại”. Có vẻ như cước đã lên rồi thì không xuống được!”.

Theo tính toán của ông Dương Ngọc Minh - tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương (HOSE: HVG), từ đầu năm đến nay cước vận chuyển đã tăng gấp đôi. Bình quân mỗi tháng công ty này xuất khẩu 22 triệu USD thì mất 1.6 triệu USD (tương đương 32 tỉ đồng) cho chi phí vận chuyển nội địa và quốc tế. Ông Minh nói: “Trong khi phía công ty đang chuẩn bị đàm phán với các đối tác vận chuyển để giảm giá cước sau khi xăng dầu hạ giá ba lần thì cước vận chuyển quốc tế bằng đường biển cho biết sẽ tăng thêm 10% vào tháng 7. Lý do mà họ đòi tăng cước là do lưu lượng hàng hóa ngày càng ít, phải tăng để bù chi phí”.

Quyết không giảm!

Nhiều công ty chạy tuyến vận tải đường bộ Bắc - Nam khẳng định chắc nịch không thể giảm giá cước vận chuyển ở thời điểm này. Đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ HL báo giá cho xe tải loại 9 tấn chuyên chạy tuyến TPHCM - Hà Nội giá 25 triệu đồng/chuyến với hàng nặng đủ tải trọng; 23.5-24 triệu đồng/chuyến với hàng nhẹ, không hết tải trọng. Trong khi đó đầu tháng 5-2012, giá chạy hàng tuyến đường này của công ty thấp hơn khoảng 1 triệu đồng/chuyến. Khi được hỏi tại sao giá dầu diesel giảm nhưng công ty lại tăng cước, đại diện công ty này cho biết hiện đang rơi vào mùa thấp điểm của ngành vận tải. Hàng vận chuyển rất ít, đặc biệt là các tuyến đường dài. Hầu hết các xe chạy hàng từ TPHCM ra các tỉnh phía Bắc đều chỉ đi được một chiều có hàng, chiều còn lại chạy xe rỗng, trong khi chi phí cho lái xe, phụ xe, tiền dầu vẫn tương đương như chiều đi.

Trong khi đó theo tính toán của các chủ hàng, với những chặng đường dài, giá dầu thường chiếm 40-45% tổng chi phí giá cước mà họ phải trả cho nhà xe. Mức giảm 1,400 đồng/lít của dầu diesel trong ba lần giảm giá vừa qua có thể giúp giảm giá cước khoảng 2.8%. Như trường hợp chạy tuyến Bắc - Nam của Công ty HL, thay vì tăng giá thêm 1 triệu đồng/chuyến, đáng ra nhà xe này phải giảm gần 700,000 đồng/chuyến.

Ông Sanh, chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên cho thuê xe tải loại 2 tấn cho các doanh nghiệp ở TPHCM vận chuyển hàng, khẳng định sẽ không giảm giá cước vì còn phải “nhìn thị trường”. “Các doanh nghiệp khác trong ngành vận tải không giảm thì chúng tôi cũng sẽ vẫn giữ mức cước cũ” - ông Sanh nói.

B.HOÀN - Đ.DÂN - D.TUẤN

Tuổi Trẻ

Các tin tức khác

>   Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm (10/06/2012)

>   DN 'lắc đầu' không vay vốn, ngân hàng sẽ chết (10/06/2012)

>   Thiếu thông tin, cơ chế giám sát doanh nghiệp “lỏng” (09/06/2012)

>   Khát vốn: Bi hài đại gia thành 'cừu non' (09/06/2012)

>   Phát triển kinh tế biển: bức tranh khá ảm đạm! (08/06/2012)

>   Vốn các “ông lớn”: 60% là đi vay (08/06/2012)

>   “Bộ Giao thông Vận tải đã quản lý Vinalines nghiêm túc” (08/06/2012)

>   Doanh nghiệp nhà nước là ai? (08/06/2012)

>   Vinashin chào bán hàng loạt công ty con (08/06/2012)

>   Đến kim khâu cũng còn phải nhập khẩu! (08/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật