Thứ Bảy, 09/06/2012 15:11

Thiếu thông tin, cơ chế giám sát doanh nghiệp “lỏng”

Việc thiếu nguồn thông tin có tính pháp lý, đáng tin cậy, khiến cơ chế tiếp cận và sử dụng thông tin để giám sát hành vi của doanh nghiệp đang bị giới hạn.

Doanh nghiệp gặp khó

Tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính tới hết tháng 5/2012, số lượng DN giải thể, dừng hoạt động đã lên tới con số 22,214, trong đó số DN giải thể là 3,495, dừng hoạt động là 18,719 DN. Đặt những con số này trong mối tương quan với 30,395 DN mới thành lập trong cùng thời kỳ có thể thấy thực trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN.

Đây là năm đầu tiên, số liệu về DN tạm dừng kinh doanh, DN giải thể được chính thức công bố song hành với DN đăng ký mới. Điều này thể hiện sự cải thiện rất lớn trong hệ thống thông tin về DN từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, đứng ở góc độ DN, mối quan tâm không đơn giản chỉ là những con số công bố.

Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, một mô hình khung “hậu kiểm” đối với DN bao gồm 7 thành tố. Đó là kiểm tra giám sát nội bộ DN, kiểm tra giám sát của chủ nợ, kiểm tra của Hiệp hội Người tiêu dùng, kiểm tra của đối thủ cạnh tranh, kiểm tra của các hội nghề nghiệp, kiểm tra giám sát của xã hội và công luận, cuối cùng mới là kiểm tra giám sát của nhà nước. Thực tế, trong những năm qua cho thấy, vai trò giám sát của các nhóm đối tượng trên về hoạt động của DN còn rất hạn chế. Đơn cử như việc giám sát của chủ nợ và bạn hàng với hoạt động của DN. Đây là các chủ thể mà lợi ích gắn liền với DN. Sự giám sát chặt chẽ trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi của chính các chủ thể trên, tránh tình trạng không thu hồi được nợ hoặc bị phá vỡ hợp đồng.

Theo Luật Phá sản, khi DN vay nợ không trả nợ đúng hạn, chủ nợ và bạn hàng có thể sử dụng thủ tục yêu cầu phá sản DN để đòi số nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, hiện nay, trình tự, thủ tục phá sản DN còn phức tạp và không rõ ràng, khiến không nhiều chủ nợ tìm đến công cụ này để bảo vệ quyền lợi của mình, gián tiếp triệt tiêu đáng kể động lực giám sát DN của chủ thể trên.

Ngoài ra, tính minh bạch, công khai của các DN là con nợ còn yếu, các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh không được nộp hoặc nộp không kịp thời, các thay đổi về đăng ký kinh doanh chưa được báo cáo và công bố đầy đủ, gây nhiều tác hại đến quyền lợi của chủ nợ và bạn hàng.

Tăng khả năng giám sát doanh nghiệp

Khi một DN muốn tìm hiểu thông tin về đối tác, hiện nay họ chỉ có thể đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh nơi DN kia đặt trụ sở chính để lấy thông tin hoặc dựa vào thông tin do chính DN đối tác cung cấp. Điều này làm tăng rủi ro và chi phí cho DN trước mọi giao dịch, quyết định hợp tác kinh doanh. Về khía cạnh Nhà nước, hệ thống cung cấp thông tin DN còn thiếu và yếu. Chính những yếu tố trên đã góp phần khiến cho việc giám sát của các chủ nợ và bạn hàng đối với DN chưa đạt được hiệu quả.

Trường hợp tương tự xảy ra với việc giám sát của các đối thủ cạnh tranh. Cũng phải thấy rằng, đối tượng giám sát này thường là đối trọng lớn tạo áp lực buộc DN phải luôn tự hoàn thiện bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá thành, giải quyết tốt các khiếu nại của khách hàng..., nhằm tồn tại trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hoạt động giám sát của chủ thể trên chỉ hiệu quả khi môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và hợp pháp. Tuy nhiên, cái khó khăn của các chủ thể này trong cơ chế giám sát DN là không có thông tin có tính pháp lý, có thể thực sự tin cậy được về DN, để mọi đối tượng liên quan đến DN trong xã hội đều có khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin đó để giám sát hành vi của DN.

Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin (giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học…) của các cơ quan quản lý nhà nước rất hạn chế, cộng với khả năng thu nhận, tiếp cận thông tin của từng khu vực DN còn khác nhau, đặc biệt thông tin thị trường quốc tế, luật pháp quốc tế, dẫn tới việc minh bạch hóa thông tin thị trường đầu tư - vốn dĩ đã khó khăn ngay cả ở các thị trường đã phát triển - lại càng khó khăn hơn đối với các DN Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cũng không đủ thông tin về DN, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hạ thấp tính hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước đối với DN.

Với kế hoạch xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đăng ký DN, mà trước mắt là sự phối hợp thông tin của ba cơ quan là Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế và Cơ quan công an, Hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia đang hoàn tất dữ liệu đầy đủ về DN. Đặc biệt, cơ chế tiếp cận thông tin qua Cổng thông tin đăng ký DN đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất, dự kiến trong quý III/20102 sẽ mở cánh cổng thông tin đầy đủ, cập nhật và có tính pháp lý về DN cho các đối tượng quan tâm.

Châu Anh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Khát vốn: Bi hài đại gia thành 'cừu non' (09/06/2012)

>   Phát triển kinh tế biển: bức tranh khá ảm đạm! (08/06/2012)

>   Vốn các “ông lớn”: 60% là đi vay (08/06/2012)

>   “Bộ Giao thông Vận tải đã quản lý Vinalines nghiêm túc” (08/06/2012)

>   Doanh nghiệp nhà nước là ai? (08/06/2012)

>   Vinashin chào bán hàng loạt công ty con (08/06/2012)

>   Đến kim khâu cũng còn phải nhập khẩu! (08/06/2012)

>   Bí quyết vượt khủng hoảng của các tập đoàn Hàn Quốc (08/06/2012)

>   Trên 17,7 nghìn DN giải thể là sự chọn lọc tự nhiên (07/06/2012)

>   Xăng giảm nhưng giá cước vận tải chưa thay đổi (07/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật