Thứ Sáu, 08/06/2012 11:25

Vốn các “ông lớn”: 60% là đi vay

Tính đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng tài sản lên tới 1.799 nghìn tỷ đồng. Tổng tài sản trừ đi nợ phải trả đến 31/12/2010 vẫn trên 650 nghìn tỷ đồng, tức là vốn của chủ sở hữu còn khoảng 40%.

Thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đưa ra tại buổi báo cáo giải trình về nội dung tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trước Quốc hội chiều 7/6.

Theo Bộ trưởng Huệ, nếu xét trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nói chung thì tỷ lệ 40% vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng không phải là thấp.

Ông cho hay, theo tỷ lệ này thì cứ 100 đồng thì 40 đồng hoàn toàn của Nhà nước, còn 60 đồng là đi vay ngân hàng và vay các đối tượng khác. Đây là một tỷ lệ chưa cao, chưa như chúng ta mong muốn nhưng nếu xét trong nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nói chung thì tỷ lệ này cũng không phải là thấp.

Trong khi đó, lợi nhuận của tập đoàn, tổng công ty năm 2010 là 162.910 tỷ đồng, tăng 66% so với thực hiện năm 2009. Song cũng có một số các tập đoàn có phát sinh lỗ trong năm 2010 với mức lỗ 1.116 tỷ đồng và lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là 26.153 tỷ đồng. Trong đó có một số doanh nghiệp có lỗ thực tế do làm ăn yếu kém như Tổng công ty Dâu tằm tơ, Tổng công ty Xây dựng giao thông đường thủy (Vinawaco), song cũng có những doanh nghiệp lỗ chủ yếu là do chính sách giá như Tập đoàn điện lực Việt Nam, do Chính phủ còn treo lại lỗ do chưa điều chỉnh giá điện và lỗ chênh lệch tỷ giá.

Bộ trưởng Huệ cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan này sẽ có báo cáo bổ sung đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến Quốc hội trong thời gian tới, sau khi đã có báo cáo ban đầu vào cuối năm 2011.

Trong báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, tại thời điểm tháng 9/2011, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với 72.300 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đứng thứ hai với 62.800 tỷ đồng; thứ ba là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) với 20.500 tỷ đồng; kế đến là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) với 19.600 tỷ đồng.

Trang Anh

tbktvn

Các tin tức khác

>   “Bộ Giao thông Vận tải đã quản lý Vinalines nghiêm túc” (08/06/2012)

>   Doanh nghiệp nhà nước là ai? (08/06/2012)

>   Vinashin chào bán hàng loạt công ty con (08/06/2012)

>   Đến kim khâu cũng còn phải nhập khẩu! (08/06/2012)

>   Bí quyết vượt khủng hoảng của các tập đoàn Hàn Quốc (08/06/2012)

>   Trên 17,7 nghìn DN giải thể là sự chọn lọc tự nhiên (07/06/2012)

>   Xăng giảm nhưng giá cước vận tải chưa thay đổi (07/06/2012)

>   Viettel sẽ thành lập 2 Tổng công ty đến năm 2015 (07/06/2012)

>   Thúc giục Quốc hội giảm thuế cứu doanh nghiệp (07/06/2012)

>   Tiền bẩn đang thách thức đạo đức liêm chính (07/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật