Thứ Sáu, 08/06/2012 09:40

Doanh nghiệp nhà nước là ai?

Một câu hỏi đã được treo quá lâu rằng, doanh nghiệp nhà nước có vai trò thế nào, được phân vai nào của chức năng nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam đang rất cần có ngay câu trả lời thoả đáng.

Bởi, ngay lúc này, khi các đại biểu Quốc hội đang đặt lên bàn hàng loạt vấn đề nóng hổi của Đề án tổng thể Tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là một mũi ưu tiên cần làm ngay, thì lo ngại về khả năng tái diễn bất ổn trong khu vực doanh nghiệp nhà nước sau tái cơ cấu vẫn rất lớn.

Thực tế cho thấy, lỗi hệ thống trong khu vực doanh nghiệp nhà nước thời gian qua không chỉ xuất phát từ những yếu kém trong quản trị doanh nghiệp, từ rủi ro đạo đức của những người được giao trọng trách đại diện vốn nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước..., mà còn do tư duy và quan điểm chưa nhất quán về vị trí và vai trò của khu vực doanh nghiệp này trong nền kinh tế.

Tham vọng sử dụng doanh nghiệp nhà nước vừa như một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, vừa như một kênh tối đa hoá nguồn vốn đầu tư nhà nước đã khiến bức tranh doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam trở nên rối rắm.

Hơn thế, tư duy này cũng đã tạo nên hệ thống thể chế không tách biệt được quản lý nhà nước với quản trị doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, không tách biệt quản lý nhà nước với các thể thể điều tiết độc lập để đảm bảo trường vận hành một cách hiệu quả và công bằng.

Thể chế kiểu “3 trong 1” này đã gây nên lẫn lộn mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quy trình, kỹ năng và công cụ... của doanh nghiệp nhà nước, quản lý nhà nước, tạo ra mâu thuẫn, xung đột lợi ích, dẫn đến triệt tiêu lẫn nhau ngay trong từng bộ phận và của cả hệ thống thể chế.

Ngay bản thân các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng không dễ dàng thực hiện nhiệm vụ đầu tầu được giao phó. Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế còn lo ngại rằng, vì sức ép thị trường, của xã hội, từng doanh nghiệp nhà nước có thể tốt lên trong hôm nay, nhưng ngày mai có thể lại xấu đi nếu tiếp tục vận hành trong thể chế này.

Cũng phải nói thêm, với 3 tuyến tái cơ cấu “ưu tiên” mà Chính phủ đã đặt ra trong Đề án tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế, thì vai trò của đầu tư công, trong đó hạt nhân là doanh nghiệp nhà nước, được xác định là kênh dẫn dắt nguồn lực để đảm bảo mục tiêu hiệu quả. Có nghĩa là, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, việc phân bổ nguồn lực trong khu vực này sẽ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu quả, năng lực của doanh nghiệp nhà nước, mà còn tác động tới sự chuyển động của thị trường, của cả nền kinh tế.

Đang có đề xuất áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty; buộc các doanh nghiệp này tuân thủ yêu cầu minh bạch về thông tin, trách nhiệm giải trình... Mặc dù việc thực hiện đề xuất này không dễ dàng; không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn, song đây là cũng chỉ là giải pháp để đưa khu vực doanh nghiệp này vào quỹ đạo chung của nền kinh tế.

Mấu chốt để giải quyết dứt điểm khuyết tật của khu vực doanh nghiệp nhà nước phải bắt đầu từ sự thống nhất trong tư duy, quan điểm và hành động để xác lập vai trò hợp lý cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế, đảm bảo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có thể chế phù hợp với mục tiêu đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo Duy

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Vinashin chào bán hàng loạt công ty con (08/06/2012)

>   Đến kim khâu cũng còn phải nhập khẩu! (08/06/2012)

>   Bí quyết vượt khủng hoảng của các tập đoàn Hàn Quốc (08/06/2012)

>   Trên 17,7 nghìn DN giải thể là sự chọn lọc tự nhiên (07/06/2012)

>   Xăng giảm nhưng giá cước vận tải chưa thay đổi (07/06/2012)

>   Viettel sẽ thành lập 2 Tổng công ty đến năm 2015 (07/06/2012)

>   Thúc giục Quốc hội giảm thuế cứu doanh nghiệp (07/06/2012)

>   Tiền bẩn đang thách thức đạo đức liêm chính (07/06/2012)

>   Xi măng bi quan về thị trường (07/06/2012)

>   Năm tháng, khai thác dầu khí tăng 5,9% (07/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật