Thứ Ba, 26/06/2012 01:04

Cộng hòa Síp – quốc gia thứ 5 của Eurozone xin giải cứu

Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của Cộng hòa Síp từ “BBB-” xuống “BB+”

Cộng hòa Síp trở thành quốc gia thứ 5 của Eurozone tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ giải cứu khu vực khi nước này tuyên bố đang xin gói cứu trợ ngân hàng do những thiệt hại nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.

* Tây Ban Nha chính thức xin gói giải cứu ngân hàng từ châu Âu

* Thủ tướng Hy Lạp không thể tham dự hội nghị thượng đỉnh EU

* Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha nhất trí kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng 163 tỷ USD

Đến ngày 30/06, Cộng hòa Síp cần huy động ít nhất 1.8 tỷ EUR, tương đương 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), để đáp ứng quy định của các nhà điều hành châu Âu về sức khỏe của Cyprus Popular Bank – ngân hàng với bảng cân đối kế toán bị tác động nặng nề bởi nợ xấu của Hy Lạp. Theo dự báo, Cộng hòa Síp có thể yêu cầu số tiền lớn hơn.

Trong một thông báo vắn tắt ngày 25/06, Chính phủ Cộng hòa Síp cho biết nước này cần tiền để vực dậy hệ thống ngân hàng do khoản đầu tư rất lớn vào nền kinh tế Hy Lạp và gói cứu trợ sẽ đẩy lùi được các rủi ro đối với kinh tế.

Các ngân hàng của đảo Síp đã bị tổn thất một lượng lớn trái phiếu Chính phủ Hy Lạp và cũng đang đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng nề do khoản vay dành cho các doanh nghiệp trong nước giữa bối cảnh các doanh nghiệp này cũng bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc suy thoái sâu tại quốc gia láng giềng Hy Lạp – đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Trước đó trong ngày, Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của Cộng hòa Síp từ “BBB-” xuống mức xếp hạng đầu cơ “BB+” do mối lo ngại về lượng tiền cần để vực dậy hệ thống ngân hàng. Fitch cho rằng, với dân số 1 triệu dân, đảo Síp sẽ cần 4 tỷ EUR để hỗ trợ các ngân hàng, tương đương gần 25% GDP 2011. Động thái của Fitch có thể khiến đảo Síp khó có thể tự huy động được vốn.

Bốn quốc gia từng xin giải cứu trước đó của Eurozone là Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Cụ thể trong ngày thứ Hai, Tây Ban Nha chính thức xin gói giải cứu cho hệ thống ngân hàng nước này, dự kiến lên tới 100 tỷ EUR (tương đương 125 tỷ USD).

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   EU cắt giảm nguồn viện trợ do "thắt lưng buộc bụng" (25/06/2012)

>   Deutsche Telekom sẽ sa thải tất cả 1300 nhân công (25/06/2012)

>   Tây Ban Nha chính thức xin gói giải cứu ngân hàng từ châu Âu (25/06/2012)

>   Thượng viện Đức ủng hộ quỹ tài trợ ESM của EU (25/06/2012)

>   Rửa tiền thời toàn cầu hóa (P3): Những vụ nổi cộm (25/06/2012)

>   Sau động thái của Moody: Ai lợi, ai thiệt? (25/06/2012)

>   EU tìm biện pháp cụ thể tăng sức mạnh Eurozone (25/06/2012)

>   BIS: Các NHTW còn rất ít khả năng cứu nền kinh tế (25/06/2012)

>   Thủ tướng Hy Lạp không thể tham dự hội nghị thượng đỉnh EU (25/06/2012)

>   Hi Lạp muốn nới lỏng chương trình kinh tế khắc khổ (25/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật