Thứ Hai, 25/06/2012 06:06

Hi Lạp muốn nới lỏng chương trình kinh tế khắc khổ

Chính phủ liên hiệp mới của Hi Lạp muốn giảm thuế, hỗ trợ thêm cho người nghèo và người thất nghiệp, tạm dừng sa thải trong lĩnh vực công và cần thêm thời gian để cắt giảm thâm hụt ngân sách như yêu cầu.

Đây là những kế hoạch mà Hi Lạp dự kiến trình Liên minh châu Âu vào tuần tới và có thể vấp phải sự phản đối dữ dội.

Một người vô gia cư ngủ trước tiệm hàng đóng cửa ở trung tâm Athens - Ảnh: Reuters

Theo đó, chính phủ đề nghị đánh thuế thấp hơn mức thuế VAT 23% hiện nay đối với nhà hàng và nông dân, 2 năm hỗ trợ thất nghiệp thay vì 1 năm.

Ngoài ra, Hi Lạp yêu cầu có thêm 2 năm (tức đến 2016) để thực hiện mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống 2,1% GDP từ 9,3% năm 2011. Muốn vậy, nước này sẽ cần tiền hỗ trợ từ bên ngoài. Chương trình mới của Hi Lạp bao gồm kêu gọi tái cấp vốn cho ngân hàng nhà nước lớn thứ 5 Hi Lạp ATEbank.

Chương trình kinh tế mới của chính phủ mà Reuters có được hôm 23-6 cho thấy áp lực của công chúng Hi Lạp đòi hỏi phải giảm nhẹ mức khắc khổ của các điều khoản vay mượn 130 tỉ USD, giúp Hi Lạp khỏi phá sản. Nếu áp dụng tất cả chương trình mới thì sẽ thay đổi rất nhiều giải pháp thắt lưng buộc bụng mà Hi Lạp từng đồng ý với chủ nợ vào tháng 2-2012, để có được gói giải cứu thứ 2 kể từ năm 2010.

Các đối tác trong khu vực châu Âu đã đồng ý để Hi Lạp thay đổi một số điều khoản, nhưng không được thay đổi quá nhiều. Hội nghị thượng đỉnh châu Âu kéo dài hai ngày, từ 28-6, sẽ tập trung vào khủng hoảng nợ - bắt nguồn từ Hi Lạp và đang đe dọa nhấn chìm Ý và Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ 3 và 4 của khu vực).

Các thanh tra của chủ nợ Hi Lạp, gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế, đến Athens vào ngày 24-6 để đánh giá sự tiến bộ trong giải quyết vấn đề nợ của nước này.

H.N. (Theo AFP, Reuters)

Tuổi Trẻ

Các tin tức khác

>   Kinh tế Indonesia có thể chỉ tăng trưởng 5,4% năm nay (24/06/2012)

>   Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha nhất trí kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng 163 tỷ USD (23/06/2012)

>   Đồng USD đi lên bất chấp thông tin kém lạc quan (22/06/2012)

>   Brazil-Trung Quốc thỏa thuận hoán đổi đồng nội tệ (22/06/2012)

>   Hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha thiếu hụt tới 62 tỷ USD (22/06/2012)

>   Phát triển kinh tế phiên bản 3.0 (22/06/2012)

>   Kinh tế toàn cầu đang có chiều hướng u ám hơn (22/06/2012)

>   M&A toàn cầu sụt giảm 25% trong nửa đầu năm (22/06/2012)

>   Moody's hạ bậc tín nhiệm 15 ngân hàng lớn nhất thế giới (22/06/2012)

>   Tây Ban Nha khẳng định không cần khoản cứu trợ lớn (21/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật