Thứ Hai, 25/06/2012 09:22

BIS: Các NHTW còn rất ít khả năng cứu nền kinh tế

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ngân hàng trung ương của các quốc gia phát triển đang đối mặt với nguy cơ bị hạn chế về khả năng hỗ trợ phục hồi kinh tế vì những nỗ lực tăng cường tình hình tài chính của các Chính phủ là chưa đủ.

BIS cho biết trong báo cáo thường niên được công bố ngày 24/06 rằng: “Các ngân hàng trung ương đang bị dồn vào thế phải áp dụng các biện pháp kích thích tiền tệ kéo dài do các Chính phủ đã kéo dài thời gian và trì hoãn các cuộc cải cách”. Theo BIS, cả chính sách tiền tệ nới lỏng bình thường và bất thường đều chỉ mang tính chất tạm thời và còn nhiều hạn chế.

Dù động thái của các ngân hàng trung ương là chìa khóa để hạn chế thiệt hại từ sự sụp đổ của Lehman Brothers nhưng lãi suất hiện đang ở các mức thấp nhất có thể và việc mua vào trái phiếu đã khiến bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương phình to. Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết rằng ECB sắp áp dụng hết các công cụ sau khi hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và bơm tiền mặt ồ ạt vào hệ thống ngân hàng.

Cố vấn kinh tế của BIS Stephen Cecchetti cho rằng: “Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng các ngân hàng trung ương buộc phải sử dụng tất cả quyền lực của mình để ngăn chặn tổn thất. Do đó rõ ràng số biện pháp mà các ngân hàng trung ương có thể áp dụng là rất hạn chế. Điều quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu là thoát khỏi vòng luẩn quẩn và giảm sức ép lên các ngân hàng trung ương”.

BIS cho rằng các biện pháp bất thường đã làm giảm cơ hội để các nhà chính trị và những người cho vay khác điều chỉnh bảng cân đối kế toán và tạo ra ảo tưởng rằng các ngân hàng trung ương có thể làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng và khôi phục lại thế cân bằng. Theo BIS, chính sách của các ngân hàng trung ương chỉ có tác dụng “kéo dài thời gian” để các ngân hàng và các Chính phủ cắt giảm nợ nần trong ngắn hạn.

Các chính sách nới lỏng cũng có nguy cơ gây ra bong bóng tín dụng và bong bóng tài sản đối với các quốc gia đang phát triển, cản trở các nỗ lực ổn định giá. Chính sách tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi có thể quá nới lỏng và dẫn đến rủi ro mất cân bằng tài chính ngày càng lớn, tương tự như các nền kinh tế phát triển trước khủng hoảng.

BIS kêu gọi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển xem xét kỹ các tác động lây lan và tận dụng mọi cơ hội để điều chỉnh lại bảng cân đối kế toán. Dù vậy, các ngân hàng trung ương này có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì chính sách tiền tệ tương đối thích hợp như hiện nay.

Liên quan đến khủng hoảng nợ châu Âu, BIS cho rằng giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng này sẽ bao gồm một hệ thống ngân hàng chung cho toàn khu vực. Theo tổ chức này, liên minh tiền tệ - vốn có vai trò như một nhà cho vay cuối cùng - phải hợp nhất hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng tại châu Âu phải trở thành các ngân hàng châu Âu”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Thủ tướng Hy Lạp không thể tham dự hội nghị thượng đỉnh EU (25/06/2012)

>   Hi Lạp muốn nới lỏng chương trình kinh tế khắc khổ (25/06/2012)

>   Kinh tế Indonesia có thể chỉ tăng trưởng 5,4% năm nay (24/06/2012)

>   Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha nhất trí kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng 163 tỷ USD (23/06/2012)

>   Đồng USD đi lên bất chấp thông tin kém lạc quan (22/06/2012)

>   Brazil-Trung Quốc thỏa thuận hoán đổi đồng nội tệ (22/06/2012)

>   Hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha thiếu hụt tới 62 tỷ USD (22/06/2012)

>   Phát triển kinh tế phiên bản 3.0 (22/06/2012)

>   Kinh tế toàn cầu đang có chiều hướng u ám hơn (22/06/2012)

>   M&A toàn cầu sụt giảm 25% trong nửa đầu năm (22/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật