Thứ Năm, 17/05/2012 16:25

Ngân hàng Việt Nam: ‘Đông nhưng không khỏe’

Phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua chỉ ra rằng, mặc dù đóng vai trò lưu thông tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế, song ngân hàng Việt Nam “đông nhưng không khỏe”.

Nhiều chuyên gia phân tích kinh tế về nhận định xu thế sáp nhập ngân hàng Việt Nam, cho rằng, quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngành ngân hàng sẽ diễn ra sôi nổi và kịch tính hơn trong năm tới.

PV Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn Tiến sỹ Phan Minh Ngọc, Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu doanh nghiệp, Ngân hàng Sumitomo, chi nhánh Singapore, về hoạt động M&A ngành ngân hàng Việt Nam thời gian qua.

- TS nhìn nhận thế nào về xu hướng sáp nhập của các ngân hàng Việt Nam hiện nay?

Có ý kiến cho rằng, quá nhiều ngân hàng trong một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam nên không cần thiết phải để tồn tại một số lượng ngân hàng lớn như vậy.

Một lý do khác nữa là các ngân hàng nhỏ (và thường cho rằng đi đôi với yếu kém) là nguyên nhân gây ra thiếu hụt thanh khoản, làm lãi suất tăng cao, vì các ngân hàng này lâm vào tình trạng “giật gấu vá vai”, phải bằng mọi cách lách trần lãi suất huy động để thu hút vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của họ.

Thế nhưng, kết quả sáp nhập ngân hàng còn rất khiêm tốn, với chỉ 1 vụ sáp nhập 3 ngân hàng cùng yếu như nhau trong quý 1-2012, và 1 vụ khác mới hồi đầu tháng này (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sáp nhập với ngân hàng Habubank (HBB) – PV) . Trong khi đó thì lãi suất đã được chủ động hạ xuống bằng nhiều biện pháp của NHNN, mà thanh khoản vẫn còn thiếu hụt cục bộ.

Một lý do rất chung chung nữa rằng những ngân hàng nhỏ yếu này là nguyên nhân gây ra bất ổn cho hệ thống nên cần thiết phải sáp nhập để làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống.

Theo tôi, hai vụ sát nhập đã xảy ra chỉ là giữa các ngân hàng sàn sàn, cùng tầm như nhau nên thực ra không có tác dụng tích cực gì nhiều. Thay vào sáp nhập thì biện pháp tái cơ cấu từng ngân hàng có vẻ là hợp lý hơn.

- Có ý kiến cho rằng, sau các vụ sáp nhập vừa qua, đã đến lúc Việt Nam cần thực hiện việc tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng?

Thực ra, các ngân hàng tham gia quá trình sáp nhập vừa qua chỉ chiếm một thị phần không đáng kể trong hệ thống (theo NHNN cho biết thì các ngân hàng nhỏ yếu chỉ chiếm chừng 10% thị phần trong toàn hệ thống), vì thế, chưa đến mức tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Vậy, theo TS, cần có những bước đi như thế nào đối với hoạt động M&A ngành ngân hàng, mà theo nhiều chuyên gia kinh tế, sẽ diễn ra sôi nổi và kịch tính hơn trong năm tới?

Theo tôi, tùy thuộc vào mức độ mất an toàn của hệ thống, có thể điều cần làm hiện nay chỉ là tái cơ cấu từng ngân hàng riêng lẻ, bao gồm cả biện pháp cho phá sản nếu con bệnh thực sự trầm trọng vô phương cứu chữa. Chính phủ và NHNN chỉ thực hiện việc điều tiết và định hướng cũng như đưa ra chính sách vĩ mô.

Cám ơn TS!

Tuấn Anh (thực hiện)

tiền phong

Các tin tức khác

>   Thị trường ngoại hối sẽ xuất hiện “sóng” trong quý 3 (17/05/2012)

>   Thù lao bạc tỷ của các ông chủ ngân hàng (17/05/2012)

>   Lãi suất cho vay lập đáy 10%/năm (17/05/2012)

>   Ngân hàng chỉ “cứu” DN khi trông thấy tương lai (17/05/2012)

>   Ngân hàng: Ai cứu, cứu ai? (17/05/2012)

>   Ngân hàng đang xài nhiều thủ thuật (17/05/2012)

>   Vụ đòi nợ tại Agribank: Hàng loạt DN gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng (16/05/2012)

>   Tuần từ 07-11/05: Lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng tăng tới 6.41% (16/05/2012)

>   Ngân hàng nỗ lực giải tỏa "hàng tồn kho"  (16/05/2012)

>   Dòng chảy tín dụng gặp nút chặn (16/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật