Thứ Năm, 10/05/2012 22:54

Kinh tế khó khăn, ngành nào “khổ” nhất?

4 tháng đầu năm 2012 được ghi nhận là giai đoạn cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) khi tình hình kinh tế trì trệ, nhu cầu sụt giảm và lãi suất ngân hàng cao. Trong giai đoạn này, nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề với hàng loạt DN phá sản nhưng cũng có những ngành đang chèo chống tốt trong cơn bão.

Điêu đứng nhất là ngành chế biến, chế tạo

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất công nghiệp trong những tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhất là các DN nhỏ và vừa. Các DN hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, là ngành có tốc độ tăng chậm nhất, chỉ đạt 3,2% trong quý 1/2012, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 13,4%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm 2012 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2011, là mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm qua, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ tăng 2,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 75% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tăng 3,8%; sản xuất, phân phối điện, gas, nước tăng 14%.

Khó khăn hiện nay của sản xuất công nghiệp là giá và chi phí đầu vào ở mức cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm, Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/4/2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 32,1% so với cùng kỳ. Các sản phẩm tồn kho tăng cao là: phân bón hoá học tăng 63,4%, xi măng tăng 44,2%; mô tô xe máy tăng 38,9%; may mặc tăng 35,6%; sản phẩm plastic tăng 102,2%; thuốc lá, thuốc lào tăng 90,8%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 63,4%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 51,5%...

Nhập siêu 4 tháng chỉ khoảng 176 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước (cùng kỳ năm 2011, nhập siêu hơn 4,5 tỷ USD). Điều này cho thấy một thực tế là sản xuất trong nước đang đình trệ, các hoạt động đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh đang suy giảm.

Bất động sản – xây dựng: Lợi nhuận giảm mạnh

Trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng số DN đăng ký thành lập mới trong ngành này là 3.798 và 212 DN, giảm 23,9% và 54,8% so với cùng kỳ năm 2011. So với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ DN giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng tăng 16%, chiếm 3,9% trên tổng số DN đang hoạt động và kinh doanh bất động sản tăng 0,1%, chiếm 4,7% trên tổng số DN đang hoạt động.

Trong năm 2011, chỉ số lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE) của ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản giảm tương ứng là 12% và 7,46%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế vĩ mô trong nước biến động kèm theo các chính sách thắt chặt tiền tệ ban hành đã siết chặt nguồn tín dụng đối với nhóm ngành bất động sản khiến cho thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, hàng loạt dự án ngưng trệ do thiếu vốn. Lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao làm tăng chi phí vốn của DN, giảm hiệu suất đầu tư, khiến các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động dẫn đến chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án hoặc giải thể, dừng hoạt động.

Ngành khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn là do sự ảm đạm của thị trường xây dựng và bất động sản khiến nhu cầu sụt giảm. Các DN trong ngành lại phải đối mặt với nhiều khó khăn như nguyên liệu đầu vào và chi phí lãi vay tăng cao.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng số DN thành lập mới thuộc ngành khai khoáng là 163 DN, giảm 57,4% so với cùng kỳ; tỷ lệ DN giải thể, ngừng hoạt động lại tăng 21,3% so với cùng kỳ, chiếm 4,6% trên tổng số DN đang hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng.

Xuất khẩu thuỷ sản nhiều rủi ro

4 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp và các địa phương đã phải khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sản xuất phát triển ổn định, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện đời sống và thu nhập người nông dân. Giá trị sản xuất nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản quý 1/2012 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nông nghiệp tăng 3,2%, lâm nghiệp tăng 6,1% và thuỷ sản tăng 4,9%.

Xuất khẩu thuỷ sản được đánh giá là có nhiều rủi ro cho DN khi xuất sang thị trường EU, thị trường đầu ra lớn nhất vẫn ảm đạm, hàng loạt DN xuất khẩu lớn thua lỗ và phá sản, giá thành đầu ra bấp bênh, vấn đề dịch bệnh và thiếu vốn đầu tư do chi phí vay vốn cao gây ra suy giảm nguồn cung. Các nhân tố này sẽ tiếp tục chi phối kết quả XK trong thời gian tới. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng gây nhiều áp lực về chi phí cho DN.

Hãng tàu lo trả nợ ngân hàng

Tổng số DN đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2012 giảm 8,9%, DN giải thể, ngừng hoạt động là 1.000 DN, tăng 23,7% so với cùng kỳ. Tổng thuế GTGT nộp NSNN của ngành này giảm 16,4%, số nợ thuế tăng cao so với năm ngoái.

Cước thuê tàu thấp, giá nhiên liệu tiếp tục leo thang, nguồn hàng giảm sút, cung vượt quá cầu là những khó khăn mà mà DN vận tải đang phải đương đầu trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Hơn nữa, áp lực trả nợ ngân hàng do vay nhiều khoản lớn để đóng tàu đang đè nặng lên vai các chủ tàu. Trước đây, một số công ty vận tải thu được lợi nhuận từ việc bán tàu cũ của mình tuy nhiên hoạt động này sẽ không còn diễn ra thuận lợi nữa và nhiều DN sẽ chịu lỗ trong việc thay đội tàu cũ bằng những con tàu mới.

Triển vọng “sáng”

Ngành du lịch được đánh giá là “sáng” nhất trong bối cảnh ảm đạm chung khi các hoạt động du lịch diễn ra sôi động với nhiều lễ hội khắp cả nước. Lượng khách du lịch quốc tế đến VN trong quý 1/2012 ước đạt khoảng 1874 nghìn lượt khách, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Thuế GTGT nộp ngân sách nhà nước tăng khá so với cùng kỳ năm 2011.

Ngành đồ gỗ cũng đang khởi sắc sau thời kỳ trầm lằng, kim ngạch xuất gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2011.

Tuy nằm trong nhóm ngành khai khoáng, nhưng ngành khai thác kim loại cơ bản gặp nhiều thuận lợi do xu hướng tăng của các kim loại này trong cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế lớn mạnh như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu..., nhu cầu nguyên vật liệu tăng nhanh, thậm chí trong một số thời điểm còn vượt cả khả năng cung cấp của thị trường. Chỉ số giá kim loại thế giới MPI có xu hướng tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua.

Về thương mại, kim ngạch XK những tháng đầu năm tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, khoảng trên 33,4 tỷ đồng, tăng 22,1%. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều khó khăn.

Hoàng Yến

vnmedia

Các tin tức khác

>   Giãn, giảm thuế liệu có thật sự tốt? (10/05/2012)

>   TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng...”! (10/05/2012)

>   Doanh nghiệp: đói góp no dồn! (10/05/2012)

>   Thuế xuất khẩu than: Đâu phải cơ chế xin – cho (10/05/2012)

>   Nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước: Ai muốn hứng? (10/05/2012)

>   Doanh nghiệp mất quyền được...“chết” (10/05/2012)

>   Việt Nam “vô địch” xuất khẩu dăm gỗ: Mừng hay lo? (10/05/2012)

>   Doanh nghiệp ngành điều rao bán nhà máy (10/05/2012)

>   Vinalines nóng vội trong đầu tư đội tàu (10/05/2012)

>   Ngành thủy sản nỗ lực vượt thách thức (10/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật