Thứ Năm, 10/05/2012 08:25

Doanh nghiệp ngành điều rao bán nhà máy

Doanh nghiệp ngành điều điêu đứng trước tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu vốn. Thậm chí, không ít doanh nghiệp phải bán lại nhà máy do làm ăn thua lỗ.

Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Long Sơn cho biết, doanh nghiệp này vừa mua lại một nhà máy chế biến hạt điều tại Bình Phước do làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, có hai nhà máy ở Đồng Nai và Tuy Hòa (Phú Yên) đang “năn nỉ” Long Sơn mua lại nhà máy của họ. “Chúng tôi lo mua nhiều thì vận hành không nổi, chứ doanh nghiệp ngành điều rao bán nhiều lắm”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, trong tình hình khó khăn chung, doanh nghiệp của ông vẫn làm ăn hiệu quả, vấn đề lãi suất không đáng lo, vì Công ty đang thuộc khách hàng có uy tín của các ngân hàng thương mại, mà Công ty chủ yếu vay bằng USD.

Cái khó của Công ty Long Sơn cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành điều hiện nay là thiếu nguyên liệu. Bình thường, nguyên liệu trong nước đáp ứng 30 - 40%, nhưng năm nay, nguyên liệu thiếu trầm trọng do mất mùa.

Trên thực tế, giá điều thấp, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến người trồng điều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ giảm đầu tư canh tác điều. Hệ lụy này kéo theo hàng trăm doanh nghiệp chế biến điều trên địa bàn lao đao vì thiếu vốn, nay lại khó hơn vì không có nguyên liệu.

Riêng tại tỉnh Bình Phước có 195 doanh nghiệp và 119 cơ sở sản xuất chế biến điều, trong đó có 31 doanh nghiệp xuất khẩu điều. Theo Hiệp hội Điều Bình Phước, các nhà máy chế biến và xuất khẩu điều của tỉnh hoạt động không đến 50% công suất và hiện có tới 30% số nhà máy trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, hoạt động kém hiệu quả và đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, đến nay, Hiệp hội vẫn chưa nhận được thông báo cụ thể nào về trường hợp doanh nghiệp phá sản, nhưng theo ông Giang, hoạt động mua lại doanh nghiệp kém hiệu quả là xu hướng tất yếu của thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp mạnh sẽ có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp yếu vượt qua khó khăn.

Ông Giang cho biết, Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ có tính toán cụ thể và sắp tới sẽ tổ chức cuộc họp với Câu lạc bộ 20 doanh nghiệp xuất khẩu điều lớn nhất để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu nguyên liệu hiện nay.

Riêng vấn đề vốn vay, ông Giang thừa nhận, tình hình “khát” vốn vẫn diễn ra đối với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hơn thế, dù đã có những chính sách của Nhà nước về giảm lãi suất, song các khoản vay cũ của doanh nghiệp điều vẫn phải chịu lãi suất cao.

“Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi hiện nay là được hỗ trợ về vốn và lãi suất. Thị trường đầu ra đang ấm lên, ngân hàng cũng nên xem xét cho vay trở lại để doanh nghiệp duy trì hoạt động, đảm bảo việc làm cho người lao động. Đừng để khi doanh nghiệp phá sản hàng loạt, người lao động bỏ đi rồi ngân hàng mới cho doanh nghiệp vay vốn…”, ông Giang nói.

Thanh Vũ - Thùy Liên

đầu tư

Các tin tức khác

>   Vinalines nóng vội trong đầu tư đội tàu (10/05/2012)

>   Ngành thủy sản nỗ lực vượt thách thức (10/05/2012)

>   Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để xuất hàng vào Mỹ? (09/05/2012)

>   Đẩy nhanh tiến độ thị trường phát điện cạnh tranh (09/05/2012)

>   Đường dài, ngựa chỉ còn 2 (09/05/2012)

>   Hà Nội: Đề xuất tăng giá nước lên 30-35% (09/05/2012)

>   Lãng phí lớn nếu ưu ái Vinalines (09/05/2012)

>   Giải pháp về xăng dầu sẽ được báo cáo trong ngày 09/05 (09/05/2012)

>   TS Vũ Nhữ Thăng: Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhanh nhất (09/05/2012)

>   Ngân hàng và doanh nghiệp: Cháo múc cùng lúc với trao tiền (09/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật