Thứ Bảy, 19/05/2012 09:15

Hội chứng 'tiền hiệu lực'

Năm 2012 tiếp tục đánh dấu giai đoạn hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiều ngành kinh tế nhạy cảm. Tuy nhiên, khi nó chưa phát huy hiệu quả trong quản lý, thì trên thị trường lại xuất hiện một hiện tượng đi kèm đó là hội chứng "thị trường chạy trước chính sách".

Năm 2012 tiếp tục đánh dấu giai đoạn hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiều ngành kinh tế nhạy cảm. Ví như trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, thuế...một loạt các Văn bản pháp luật như Nghị định, Thông tư được ban hành và có hiệu lực. Tuy nhiên, khi nó chưa phát huy hiệu quả trong quản lý, thì trên thị trường lại xuất hiện một hiện tượng đi kèm đó là hội chứng "thị trường chạy trước chính sách".

Trước khi Nghị định Quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực vào đầu tháng 5/2012 với những qui định chặt chẽ hơn về kinh doanh, chế tác vàng miếng, vàng thủ công hay cấm hinh thức huy động vàng thì trước đó vài tuần trên thị trường các TCTD và các nhà băng đã đua nhau tìm cách huy động vàng hoặc giữ hỗ vàng để "chạy" trước qui định phápluật này trước thời điểm nó có hiệu lực.

Hay hiện nay,  thị trường tân dược đang đua nhau tăng giá nhiều mặt  hàng thuốc với lý do sau ngày 1/6 khi Thông tư 50 về việc quản lý và ngăn chặn hỗn loạn giá thuốc trên thị trường sẽ có hiệu lực từ với những qui định chặt chẽ hơn, ví như việc quản lý giá thuốc thành phẩm, bao gồm: kê khai, kê khai lại giá thuốc; niêm yết giá thuốc; quản lý giá thuốc.

Đặc biệt, Thông tư 50 quy định mỗi lần xem xét kê khai, kê khai lại giá thuốc phải do tổ công tác liên ngành gồm: đại diện cơ quan quản lý y tế, cơ quan tài chính và cơ quan công thương tiến hành xem xét. Đồng thời, cơ sở xem xét là chi phí nhập khẩu, giá thành toàn bộ, chi phí lưu thông thuốc, mặt bằng giá thuốc trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, biến động của các yếu tố chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhiên liệu, tỷ giá...

Chưa bàn đến chuyện khi có hiệu lực, các văn bản pháp luật như các Nghị định, Thông tư đã dẫn có giải quyết được rốt ráo những bất cập và đưa các ngành nghề nói trên vào qui củ hay không nhưng rõ ràng "tác dụng phụ" mà các văn bản pháp luật này với thị trường là có. Tốt đẹp thì chưa thấy đâu, nhưng thị trường thì cứ rối tung rối mù bởi những chiêu tăng giá, lách luật để trục lợi của các nhà đầu cơ, và đường nhiên không ai khác người tiêu dùng sẽ là đối tượng trực tiếp trong cuộc đua giữa thị trường và chính sách sắp ban hành đó: giá cả, chi phí các dịch vụ nã vào cái hầu bao vốn đã còm cõi của họ...

Ở xứ ta, chuyện thị trường chạy đua cùng chính sách không có gì lạ, hình như bất cứ qui định pháp luật nào được ban hành y như rằng trước đó sẽ tạo ra một giai đoạn "tiền hiệu lực" đầy hỗn loạn. Điều này thoạt tiên tưởng là chuyện "tất,lẽ, dĩ, ngẫu" nhưng thực ra đằng sau nó chứa không ít câu chuyện mà những ai giàu suy tưởng (và suy diễn?) có thể tìm ra được.

Trước hết, cần phải dành một lời khen tặng cho những đối tượng là các tay đầu cơ biết nắm bắt và lợi dụng đúng thời điểm "tiền hiệu lực" (tức giai đoạn các Văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành)  thực thi những mánh khóe 'đục nước béo cò", trục lợi bằng các chiêu nâng giá, đầu cơ rút ruột người tiêu dùng tội nghiệp mà không bị "tuýt còi"

Tuy nhiên, có kẻ trục lợi, đương nhiên sẽ có người thiệt thòi đó là những người tiêu dùng, buôn bán chân chính. Cứ mỗi đợt vàng, đô, đất đai lên cơn sốt nóng, bốc hỏa trước thời điểm một qui định pháp luật nào đó có hiệu lực y như họ lại bị cuốn vào những trò mua bán điên đảo như vậy. Hẳn chúng ta chưa quên những hình ảnh hàng ngàn người dân đội mưa đi bán vàng, mua vàng cách đây chưa lâu bởi những tác động khi giới đầu cơ vàng chạy chính sách?.

Điều khó hiểu là những chuyện đại loại như vậy, họ đâu chỉ gặp cómột lần, nhưng lần nào cũng chạy theo các phần tử đầu cơ như bị ma ám như vậy?

Câu chuyện hễ có bất cứ một qui định pháp luật nào, đặc biệt có liên quan đến thị trường, hàng hóa sắp có hiệu  lực y như rằng sẽ nảy sinh một giai đoạn "tiền hiệu lực" đầy hỗn loạn khiến cho người ta không thể không nghi ngại.

Liệu có phải những qui định pháp luật mới ban hành chưa thực sự phù hợp với thực tế thị trường, với cuộc sống, khiến cho những đối tượng nằm trong diện điều chỉnh phải sợ hãi, mà có sợ nên người ta mới chạy "chạy". Mặt khác, có thể những qui định pháp lý ấy đúng nhưng không sai nhưng cái cách mà các cơ quan có chức năng phổ biến xuống cho người dân và các đối tượng nằm trong diện phải điều chỉnh có cái gì đó không chuẩn, không rõ ràng nên khiến người ta phải kiêng dè, e ngại và không muốn tiếp thu.

Tâm Thời

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Tạo không gian tài khóa cho tái cơ cấu kinh tế (18/05/2012)

>   Chính phủ lý giải nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó (18/05/2012)

>   Đúng thuốc, đúng liều (18/05/2012)

>   Quốc hội sẽ xem xét Đề án tái cơ cấu kinh tế (17/05/2012)

>   Thiếu thông tin nợ công khu vực DN nhà nước (17/05/2012)

>   TPHCM khởi công tuyến metro số 1 với tổng đầu tư hơn 2 tỷ USD (16/05/2012)

>   Hội nghị CG giữa kỳ họp tại Quảng Trị đầu tháng 6 (16/05/2012)

>   Tồn kho lo hơn lãi suất  (16/05/2012)

>   Dấu hỏi lạm phát (16/05/2012)

>   Nghị quyết 13: Kịp thời nhưng chưa thỏa mãn kỳ vọng (16/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật