Thứ Năm, 10/05/2012 21:32

Góc nhìn 11/05: Có thực sự xấu như vậy?

Một tâm lý thận trọng bao trùm trên thị trường sau hai phiên điều chỉnh liên tục. Một vài công ty chứng khoán còn cho rằng thị trường có dấu hiệu của sự đi xuống.

Nên chấp nhận rủi ro cao hơn

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Thị trường dường như đã vượt qua được bài kiểm tra quan trọng trong giai đoạn nhạy cảm này khi mức sụt giảm dù có xảy ra nhưng không đến mức quá lo ngại. Đặc biệt, dòng tiền tiếp tục ở lại thị trường với mức thanh khoản cao và được duy trì trong nhiều phiên liên tiếp.

Sau thời gian thận trọng với tỷ lệ danh mục được đưa về mức cân bằng trước đó, nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược mua/bán với mức chấp nhận rủi ro cao hơn thông qua việc gia tăng nắm giữ cổ phiếu, khi thị trường đang cho thấy khả năng đà tăng điểm sẽ quay trở lại.

Dấu hiệu điểu chỉnh

CTCP Chứng khoán Kim Eng (KEVS):  VN-Index có dấu hiệu điều chỉnh. Mặc dù điều chỉnh có thể kích thích tâm lý chốt lời, nhất là với các danh mục sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao, chúng tôi cho rằng xu thế ngắn hạn chưa thay đổi. Do đó, các nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì các vị thế mua đã mở để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu bán xuất hiện…

HNX-Index có dấu hiệu giảm điểm. Chúng tôi cho rằng trong xu hướng tăng giá, chiến lược thích hợp vẫn là duy trì các vị thế nắm giữ cổ phiếu. Nhà đầu tư không nên vội vàng chốt lời cổ phiếu khi xu hướng chưa đảo chiều…

Sẽ còn giằng co

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Mặc dù phiên giao dịch 10/5 thị trường đóng cửa giảm điểm với thanh khoản tăng mạnh, tuy nhiên, diễn biến giao dịch các phiên gần đây đều cho thấy lực đỡ khá tốt khi thị trường bước vào nhịp điều chỉnh giảm có thể được xem là một yếu tố tích cực.

Ở một khía cạnh khác, nhà đầu tư khá thận trọng khi thị trường tăng điểm và lực cầu giá cao là có nhưng không đủ mạnh để giúp VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự. Chúng tôi nhận thấy áp lực chốt lời khiến các mã tăng nóng trong thời gian qua bước vào giai đoạn điều chỉnh, bên cạnh đó, dòng tiền dịch chuyển sang các mã chưa tăng nhiều hoặc có cơ bản tốt với mục đích nắm giữ dài hạn nhiều hơn.

Thông tin hỗ trợ là giảm giá xăng hầu như không tác động đến thị trường, bên cạnh đó, dòng bất động sản đang tăng trở lại nhưng chúng tôi cho rằng đà tăng ở nhóm này thiếu bền vững bởi các DN bất động sản vẫn đang đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế. Với những nhận định trên, chúng tôi cho rằng xu hướng giằng co nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên giao dịch kế tiếp.

Tiếp tục tích lũy dần

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Thông tin  về việc chỉ số HNX30 dự kiến sẽ được công bố vào cuối quí II/2012 nhiều khả năng sẽ hỗ trợ tốt cho các mã có vốn hóa lớn trên sàn HNX trong các phiên tới.

Hiện tại có thể thấy tâm lý của giới đầu tư vẫn khá tích cực nhưng nguồn tiền trên thị trường đang tạm thời bão hòa nên cũng khó để có thể duy trì đà tăng giá cổ phiếu một cách mạnh mẽ và liên tục mà sẽ chỉ luân chuyển giữ các dòng.

Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực đối với thị trường và khuyến nghị nhà đầu tư tích lũy dần trong các nhịp điều chỉnh của thị trường.

HNX-Index có thể giảm sâu

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): Mặc dù các dấu hiệu xấu liên tục xuất hiện, nhưng bản thân chỉ số VN-Index vẫn chưa cho thấy dấu hiệu đảo chiều quan trọng đối với xu hướng tăng hiện tại.

Trong các phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục giằng co khi mà lực cầu vẫn rất lớn còn áp lực chốt lời đang tăng dần.

Nếu vượt 492, VN-Index sẽ tiếp tục tiến về 520-530.

Nếu VN-Index giảm xuống dưới mức 480, đó là tín hiệu cảnh báo. Nếu VN-Index xuống thấp hơn mức 360, đó là tín hiệu kết thúc xu hướng tăng ngắn hạn.

Trong các phiên tới, HNX-Index có thể tiếp tục giằng co.

Nếu vượt 85.43, HNX-Index có thể tiếp tục tiến tới mức giá mục tiêu 89.

Ngược lại, nếu giảm xuốn dưới 81 hoặc xa hơn là 77, chúng tôi có thể khẳng định breakout vừa qua là giả và HNX-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm sâu.

Xác suất giảm điểm khá cao

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Quan sát diễn biến giao dịch có thể thấy, dòng tiền trong thị trường tiếp tục luân chuyển khá mạnh giữa các nhóm cổ phiếu. Nếu như nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán ra mạnh là nguyên nhân kéo VN-Index đi xuống thì dòng tiền vào các cổ phiếu nhỏ vẫn được duy trì khá tốt, đặc biệt là tại những mã chưa tăng nhiều trong thời gian qua. Động thái này đã giúp chỉ số thu hẹp đà giảm điểm trong phiên này. Tuy nhiên, kịch bản” tăng đầu phiên, giảm cuối phiên” xuất hiện mang đến tín hiệu không thực sự tích cực do người bán đang dần gia tăng sức ảnh hưởng đến xu thế thị trường.

Với phiên giảm điểm này, ngưỡng kháng cự 490 điểm vẫn tỏ ra là một rào cản khó khăn cho VN-Index trong nỗ lực chinh phục các ngưỡng điểm cao hơn. Chỉ số đã liên tiếp thất bại trước ngưỡng kháng cự này và luôn bị áp lực bán ra kéo lùi trở lại.

Sau hai phiên giảm của VN-Index, tâm lý nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn. Kịch bản chỉ số tiếp tục đi xuống để kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới 480 điểm lại một lần nữa được củng cố. Do đó, phiên giao dịch 11/05, xác suất thị trường giảm điểm là cao và nhà đầu tư cần chú ý rủi ro nếu thanh khoản thị trường giảm mạnh.

Viết Vinh tổng hợp (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Chiến lược giao dịch ngày 10/05/2012 (10/05/2012)

>   Góc nhìn 10/05: Có nên mua bình quân giá giảm? (09/05/2012)

>   Ông Võ Trí Thành: Năm 2012, TTCK sẽ có nhiều “sóng” (09/05/2012)

>   Góc nhìn 09/05: Điều chỉnh có phải là cơ hội? (08/05/2012)

>   Ít nhất 2-3 năm nữa mới thực hiện được T+2 (08/05/2012)

>   NĐT nước ngoài cần chia sẻ và chấp nhận sự khác biệt (08/05/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 08/05/2012 (08/05/2012)

>   Góc nhìn 08/05: Chứng khoán tiếp tục leo cao (07/05/2012)

>   Không có chuyện khối ngoại thay đổi thái độ vì T+3 (07/05/2012)

>   Góc nhìn 07 – 11/05: Thận trọng giải ngân từng phần (06/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật