Thứ Sáu, 25/05/2012 11:15

CTCK hàng đầu nào đã dự báo “trúng phóc” CPI tháng 5?

CPI đã trở lại mức một con số sau 18 tháng. Hầu hết các chuyên gia hiện rất ngại đưa ra các phân tích hay dự báo số liệu vĩ mô, một phần bởi vì nền kinh tế đang trải qua nhiều biến động khó lường.

Điểm qua dự báo CPI tháng 5/2012 của các CTCK hàng đầu

Hiện nay, hầu hết các chuyên gia đều rất ngại đưa ra các phân tích hay dự báo số liệu vĩ mô, một phần bởi vì nền kinh tế đang trải qua nhiều biến động khó lường.

Tuy vậy, vẫn còn một số ít CTCK đang duy trì hoạt động nghiên cứu phân tích và hàng ngày cung cấp các báo cáo phân tích cho khách hàng của mình.

Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI tháng 5 chỉ tăng 0.18% so với tháng 4/2012, và tăng 8.34% so với cùng kỳ năm 2011. Trước đó, một vài CTCK lớn đã dự đoán khá chính xác chỉ số này cũng như xu hướng biến động của lạm phát trong năm 2012.

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) cho rằng lạm phát trong tháng 5 nhiều khả năng sẽ tiếp tục có mức tăng thấp (dưới 0.3%), và CPI theo năm sẽ về mức khá thấp quanh mốc 8.5%. Các số liệu dự báo này được đưa ra trong “Báo cáo kinh tế Vĩ mô và Thị trường tháng 4/2012” ngày 09/05/2012.

CTCP Chứng khoán MB, tên mới của CTCK Thăng Long (MBS) có vẻ thận trọng hơn cả khi dự báo trong “Vietnam Outlook” số tháng 5/2012, CPI tháng 5 sẽ tăng 0.4% so với tháng 4 và tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù số liệu CPI ước tính hàng tháng có chênh lệch nhưng mức CPI so với cùng kỳ năm trước lại được dự báo tương đối chính xác.

Tuy vậy, trong quá khứ đã không hiếm lần nhiều CTCK thay đổi “xoành xoạch” các dự báo của mình chỉ trong một thời gian ngắn khiến giới đầu tư bối rối.

Chỉ số giá tiêu dùng đã chạm đáy trong năm 2012?

Với việc tháng 5 tăng 0.18% so với tháng 4/2012, và tăng 8.34% so với cùng kỳ năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng đã trở lại mức một con số sau 18 tháng.

Giá cả ở hai nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống và Nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục giảm so với tháng 4, với mức giảm lần lượt là 0.14% và 0.97%.

Trong khi đó, các nhóm hàng còn lại chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ mức tăng 1.32% và 3.09% ở hai nhóm hàng Giao thông và Hàng hóa và dịch vụ khác.

Như vậy, việc điều chỉnh tăng/giảm giá xăng dầu vào các ngày 20/4 và ngày 9/5, cũng như việc tăng lương cơ bản vào đầu tháng 5/2012 chỉ kéo tăng giá cả của hàng hóa ở mức không đáng kể. Điều này phần nào cho thấy sức cầu của nền kinh tế vẫn rất yếu, khi những vấn đề căn cơ chưa có dấu hiệu khả quan hơn.

Tăng trưởng tín dụng trong tháng 4/2012 ước tính tăng khoảng 1.3%, khiến tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm vẫn ở mức âm so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng khó có thể phản ánh tức thì vào sức cầu của nền kinh tế, mà sẽ có độ trễ nhất định. Lạm phát sau đó có thể đạt đáy và bật tăng trở lại theo xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế.

Hoàng Vũ (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   Việt Nam cần tăng cường kiểm soát đầu tư công (25/05/2012)

>   1/3 DN Châu Âu cân nhắc giảm đầu tư vào VN (25/05/2012)

>   DNNN không có vai trò điều tiết nền kinh tế (25/05/2012)

>   Báo cáo kinh tế Việt Nam 2012: Khuyến nghị xem lại mô hình kinh tế (25/05/2012)

>   Đề án tái cơ cấu kinh tế: Từ hào hứng sang… thất vọng! (24/05/2012)

>   VEPR: Tăng trưởng năm 2012 chỉ khoảng 5.1% (24/05/2012)

>   Doanh nghiệp Italy tìm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam (24/05/2012)

>   Cần có giải pháp căn cơ để đạt chỉ tiêu GDP năm 2012 (24/05/2012)

>   Doanh nghiệp Nhật đang chú ý thị trường tiêu thụ Việt Nam (24/05/2012)

>   Khi chữ W quay trở lại (24/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật