Thứ Năm, 24/05/2012 14:04

Doanh nghiệp Nhật đang chú ý thị trường tiêu thụ Việt Nam

Ông Shigekazu Utsunomiya.

Ông Utsunomiya Shigekazu - Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Thương mại Việt Nhật cho biết, các xí nghiệp Nhật Bản đang chú ý vào thị trường tiêu thụ Việt Nam. Theo ông, các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tiểu thương, bất động sản - xây dựng, du lịch - tham quan sẽ rất phát triển trong tương lai.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng thị trường Việt Nam?

Ở Việt Nam hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động (15 ~ 64 tuổi) rất nhiều, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh kéo theo tiêu dùng trong nước chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian dài sắp tới. Tôi nghĩ rằng các ngành như tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), tiểu thương, bất động sản – xây dựng, du lịch – tham quan sẽ rất phát triển trong tương lai.

Các xí nghiệp Nhật Bản cũng đang chú ý và tập trung vào thị trường tiêu thụ Việt Nam, khi mà hàng loạt các quán ăn, siêu thị, tiệm tạp hoá, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng Nhật Bản lần lượt lên kế hoạch tiến vào thị trường này.

Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam hiện nay chính là về ngoại thương, hay nói rõ hơn là việc có thể xuất khẩu bao nhiêu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao ra nước ngoài. Nhật Bản là xe hơi, Hàn Quốc là đồ điện tử như tivi, Thuỵ Sĩ là đồng hồ, Pháp là thời trang cao cấp. Việt Nam hiện tại vẫn chỉ có thể chế tạo được những sản phẩm mà giá trị gia tăng còn thấp.

Tôi nghĩ rằng để có thể tiến hành sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao thì việc liên kết bắt tay với các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ là một chiến lược hiệu quả cho Việt Nam.

Như ông đã nói, hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản tiến vào thị trường Việt Nam là rất nhiều. Vậy theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần có những chuẩn bị hay đối sách gì?

Tôi nghĩ việc cần thiết là không nên tìm cách đối đầu, mà thay vào đó là hợp tác để cùng phát triển. Một đặc điểm của các doanh nghiệp Nhật Bản là họ có xu hướng tự mình mở rộng thị trường sang nước ngoài. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp trước đây đã từng hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc nhưng không đem lại thành công vì bị lừa bởi các doanh nghiệp Trung Quốc. Vì thế, họ rất mong muốn có được một sự hợp tác chân thành. Doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến điểm này.

Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp các số liệu rõ ràng, chính xác trong báo cáo tài chính của mình. Đây là một điểm tôi nghĩ rất quan trọng.

Ngoài ra, việc cần thiết là phải lập các kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp trong 3 năm hay 5 năm tới và thể hiện chiến lược đó một cách dễ hiểu nhất.

Những doanh nghiệp Nhật Bản nào đang quan tâm đến thị trường Việt Nam? Và doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác bằng cách nào?

Theo số liệu thống kê, con số doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay là vào khoảng 4,210,000 doanh nghiệp. Trong số đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 99.7%. Số doanh nghiệp có trụ sở chính ở trung tâm thủ đô lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Phần lớn là các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường sang các nước châu Á như Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại không có trụ sở chính ở thủ đô Tokyo, mà là ở các thành phố địa phương khác. Đây chính là một khó khăn không nhỏ.

Để hợp tác, kết nối (business matching) đạt hiệu quả thì thông tin là yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ này hầu như không có được thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam. Họ đã liên hệ với các ngân hàng địa phương, nhưng các ngân hàng này cũng có rất ít các thông tin thực tế về doanh nghiệp Việt Nam. Vậy nên, hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đối với các ngân hàng ở địa phương, thì “Thông tin” là một yếu tố rất cần thiết.

Chúng tôi đã nghĩ đến việc đem những thông tin về doanh nghiệp Việt Nam một cách chính xác và nhanh chóng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngân hàng địa phương Nhật Bản. Vào đầu tháng 6 tới đây, Hội thảo hợp tác kinh tế Việt – Nhật sẽ được tổ chức tại 3 thành phố lớn của Nhật. Theo như kế hoạch, Hội thảo sẽ diễn ra trong ba ngày 6, 7, 8 tháng 6, tại Kobe, Osaka và Kyoto. Ở mỗi nơi sẽ đều có sự hợp tác tổ chức của các ngân hàng lớn của Nhật tại địa phương.

Bước tiếp theo, chúng tôi dự định sẽ mở rộng Hội thảo trên toàn Nhật Bản, mà có thể kể đến như Kyushu, Shikoku, Hokuriku, Tougai, Hokkaido… Tôi nghĩ rằng lúc đó số doanh nghiệp Nhật tham gia và kỳ vọng sẽ rất đông.

Tôi rất mong muốn có thể kết nối thành công doanh nghiệp hai nước với nhau.

Xin cám ơn Ông!

Thanh Nụ thực hiện (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   Khi chữ W quay trở lại (24/05/2012)

>   CPI tháng 5 cả nước tăng 0.18% (24/05/2012)

>   PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Vụ Vinalines - Giọt nước tràn ly (24/05/2012)

>   75% gói thầu mua sắm công là chỉ định (23/05/2012)

>   Nữ đại biểu: Sao bắt chúng tôi nghỉ hưu sớm thế? (23/05/2012)

>   WB: Thách thức của VN là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục niềm tin NĐT (23/05/2012)

>   Tạo niềm tin cho doanh nghiệp (23/05/2012)

>   Đổi cách điều hành giá điện, xăng (23/05/2012)

>   100% doanh nghiệp phá sản là DN nhỏ và siêu nhỏ (23/05/2012)

>   Mỏ than “ngoại” ở Uông Bí: Nếu vi phạm có thể rút giấy phép (23/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật