Thứ Sáu, 25/05/2012 06:28

1/3 DN Châu Âu cân nhắc giảm đầu tư vào VN

Đây là cảm nhận chung của các DN Châu Âu đang hoạt động tại VN tại cuộc khảo sát lần thứ bảy về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý do EuroCham vừa công bố.

Theo đó, có 44% DN tham gia khảo sát thuộc ngành công nghiệp dịch vụ, 28% thuộc ngành sản xuất, 20% thuộc ngành thương mại, còn lại là các ngành khác bày tỏ sự thận trọng về triển vọng kinh doanh cũng như triển vọng kinh tế tổng thể của VN.

Xu hướng thận trọng

So với kết quả khảo sát gần đây nhất, phản hồi của DN đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại “không tốt” tăng 10% lên đến 29%, cao hơn mức 19% của quý trước, đạt 12% so với cùng kỳ năm trước. 34% DN mô tả tình hình kinh doanh của họ tốt. Điểm này không thay đổi so với cuộc khảo sát lần trước nhưng giảm từ mức 50% các quan điểm tích cực về tình hình kinh doanh trong cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói là không một DN nào phản hồi tình hình kinh doanh hiện tại của họ là “xuất sắc”.

Bên cạnh đó, các tín hiệu cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh trong cuộc khảo sát quý trước phần lớn vẫn không thay đổi. 38% đánh giá “tốt” và 36% đánh giá “trung bình”. Điều này hầu như không đổi so với quý trước nhưng so với đánh giá của cùng kỳ năm ngoái thì có 51% phản hồi tích cực về triển vọng kinh doanh. 26% phản hồi cho thấy sự bi quan về triển vọng kinh doanh trong vòng 6 tháng tới. Những kết quả trên vẫn chưa thực sự tích cực và có thể nhìn thấy ít sự phục hồi của triển vọng kinh tế. Điều đáng lo ngại là 62% đánh giá triển vọng kinh doanh của họ là “trung bình” hoặc tiêu cực.

Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư trong năm 2012, 34% muốn duy trì mức độ đầu tư và 38% đang tìm kiếm để tăng đầu tư tại VN, có xu hướng tăng nhẹ so với mức 36% trong cuộc khảo sát lần trước nhưng vẫn có một sự sụt giảm căn bản từ mức 59% muốn tăng đầu tư vào cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy sự tiếp tục của xu hướng các DN ngày càng thận trọng hơn trong đầu tư. 28% DN tìm cách giảm đầu tư tổng thể tại VN tăng so với mức 24% của quý trước và chỉ 8% tại thời điểm đầu năm 2011. Kết quả này thể hiện sự tiếp tục dịch chuyển đi xuống về lòng tin vào đầu tư tại VN. Điều đáng lo ngại là gần 1/3 DN trong cuộc khảo sát này đang cân nhắc việc giảm đầu tư tại VN.

Những lo ngại chính

Đại diện Eurocham cho biết, khi hỏi tất cả các DN tham gia vào cuộc điều tra dự đoán của họ về tỉ lệ phần trăm mất giá của tiền đồng VN, mức trung bình của tất cả các câu trả lời là 5,63% giảm so với mức 8,33% của quý trước, điều này chỉ ra một sự gia tăng trong lòng tin về cách đánh giá sự kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên, 57% phản hồi vẫn đánh giá lạm phát là mối quan ngại chính thậm chí là sự đe dọa công việc kinh doanh của họ tại VN.

Khi được hỏi về tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn tại VN, có một sự nới lỏng nhẹ về triển vọng. 45% DN mong rằng có “sự ổn định và phục hồi” về tình hình kinh tế hiện tại (tăng 10% so với quý trước). Điều này cho thấy sự gia tăng về lòng tin nhưng 55% phản hồi vẫn mong muốn tình hình kinh tế tổng thể sẽ không tiếp tục xấu đi.

Và sự mong đợi FTA VN - EU

Đề cập tới nhận định của các DN về Hiệp định FTA giữa VN và EU trong cuộc khảo sát, Ông Preben Hjortlund cho biết, 51% DN mong đợi một tác động tích cực trong cho việc kinh doanh của họ, 29% phản hồi là không có tác động gì và 16% không chắc chắn Hiệp định FTA VN - EU có ý nghĩa gì với họ.

Trả lời câu hỏi phần nào trong hiệp định thương mại tự do là phần quan trọng nhất cho việc kinh doanh của họ, hai quan điểm chính là “xóa bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu” (56%) và “tăng cường thương mại trong dịch vụ” (51%); tiếp theo là “giải quyết các rào cản phi thuế quan (34%) và đạt được thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ (27%). Các vấn đề về sự cạnh tranh với các thị trường khác cũng được coi là một phần quan trọng của một hiệp định thương mại tự do VN – EU trong tương lai.

Trong khi đó ông Paul Jewell - Giám đốc điều hành nhấn mạnh thêm: “Chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham tiếp tục ở mức thấp có thể được giải thích do tiến trình cải cách chậm chạp trong nhiều vấn đề đã được đề cập trong cuốn sách Trắng của chúng tôi, kèm theo các vấn đề mới gây mất lòng tin về môi trường kinh doanh tại VN. Các nhà đầu tư Châu Âu đang ngày càng tìm kiếm các điểm đến đầu tư khác trong ASEAN.

Quốc Anh

Diễn đàn DN

Các tin tức khác

>   DNNN không có vai trò điều tiết nền kinh tế (25/05/2012)

>   Báo cáo kinh tế Việt Nam 2012: Khuyến nghị xem lại mô hình kinh tế (25/05/2012)

>   Đề án tái cơ cấu kinh tế: Từ hào hứng sang… thất vọng! (24/05/2012)

>   VEPR: Tăng trưởng năm 2012 chỉ khoảng 5.1% (24/05/2012)

>   Doanh nghiệp Italy tìm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam (24/05/2012)

>   Cần có giải pháp căn cơ để đạt chỉ tiêu GDP năm 2012 (24/05/2012)

>   Doanh nghiệp Nhật đang chú ý thị trường tiêu thụ Việt Nam (24/05/2012)

>   Khi chữ W quay trở lại (24/05/2012)

>   CPI tháng 5 cả nước tăng 0.18% (24/05/2012)

>   PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Vụ Vinalines - Giọt nước tràn ly (24/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật