Thứ Hai, 14/05/2012 10:07

CK tháng 5: Có hay không chuyện “bán và đi chơi”?

Giới đầu tư chứng khoán có câu châm ngôn “bán tháng 5 và đi chơi” (Sell in May and go away), phản ánh một chu kỳ suy giảm thường thấy của thị trường chứng khoán. Nhưng thông lệ vẫn có ngoại lệ, vì thế mới có dị bản “tháng 5, ở lại và chơi” (Stay to play)!

Tháng 5 – thông lệ của vùng trũng thông tin

Không phải ngẫu nhiên một câu châm ngôn có thể tồn tại được lâu dài trong lịch sử của thị trường chứng khoán thế giới. Cũng không bao giờ có tình trạng thị trường sụt giảm liên tục trong tháng 5. Tuy nhiên thông thường tính theo tháng, tháng 5 là thời điểm mức tăng trưởng không cao trong điều kiện thị trường vận hành bình thường.

Thị trường chứng khoán thường suy yếu vào tháng 5 vì đó là thời điểm nhà đầu tư thực hiện chốt lời đối với các con sóng tăng trưởng dựa theo kết quả kinh doanh quý I hoặc nhưng hỗ trợ thông tin từ kinh tế vĩ mô của quý. Mặt khác, tháng 5 thường là thời điểm thiếu vắng các thông tin hỗ trợ cả về vĩ mô lẫn vi mô. Kết quả kinh doanh quý là động lực để tạo sóng cho chứng khoán từ trước đó, vì giới đầu tư luôn đánh giá cơ hội theo kỳ vọng. Tháng 4 thường là lúc thông tin xuất hiện với tần số dày đặc và tâm lý lạc quan (trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt) lên cao nhất. Giới đầu cư cần chốt lời để đảm bảo thành quả. Tháng 5 là thời điểm dư âm của sóng tăng kết thúc, trong khi triển vọng về kết quả kinh doanh quý II chỉ xuất hiện từ tháng 6.

Điểm lại thị trường chứng khoán Việt Nam, không phải tháng 5 nào cũng xảy ra tình trạng sụt giảm, nhưng hầu hết là có biến động mạnh. Chẳng hạn thời kỳ 2008, khó có thể nói là thông lệ của một thị trường vận hành bình thường, khi khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh, và đặc biệt là áp lực bán giải chấp lần đầu tiên xảy ra trên toàn thị trường của Việt Nam. Năm 2009 thỉ tháng 5 lại là tháng tăng tưởng mạnh vì thông tin gói kích cầu cũng lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Các năm 2010, 2011, tháng 5 là thời điểm suy giảm theo thông lệ. Liệu điều đó có lặp lại trong năm 2012?

Khác biệt với “doping”

Thị trường chứng khoán có thể được “chích doping” không phải là câu nói ẩn dụ. Thực tế những thông tin hỗ trợ xuất hiện có thể là liều thuốc kích thích rất mạnh đối với thị trường chứng khoán. Điều này đã được chứng minh trong “ngoại lệ tháng 5” của năm 2009.

Một bằng chứng nữa là cả quý I năm nay, thị trường liên tục đón nhận các thông tin hỗ trợ rất mạnh liên quan đến lãi suất, thanh khoản ngân hàng, giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp... Các thông tin hỗ trợ xuất hiện liên tục là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tăng gần như không ngừng nghỉ. Các đợt điều chỉnh không xuất hiện đủ dài theo đúng nghĩa của một chu kỳ vận động bình thường.

Yếu tố thông tin luôn là một biến số khó chịu trong các dự đoán thị trường. Thời gian qua chứng khoán xuất hiện những con sóng mang màu sắc đặc thù, như sóng lãi suất, sóng sáp nhập, sóng hoàn nhập dự phòng và rất có thể sẽ là sóng cứu bất động sản...

Thông tin hỗ trợ xuất hiện nhiều khiến những chiến thuật mua bán theo xu hướng thường bị “hớ” vì nhịp điều chỉnh diễn ra nhanh, ngắn sau đó thị trường lại tăng tiếp. Có thể nói thị trường đang trong tình trạng ngóng thông tin vì rất nhiều dự báo về thông tin hỗ trợ đang ở dạng “treo”, chẳng hạn kế hoạch cắt giảm lãi suất mỗi quý 1% đang thực hiện. Đây là điểm khác biệt căn bản của “chứng khoán tháng 5” năm nay.

Ẩn số dòng tiền

Nếu thị trường chỉ thuần túy vận động trên cơ sở thông tin hỗ trợ thì giới thạo tin đã có thể chiến thắng trong mọi hoàn cảnh. Ẩn số quan trọng hơn đối với thị trường là dòng tiền. Dòng tiền mới là điều quyết định thông tin đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến thị trường, chứ không phải bản chất vốn có của thông tin.

Chiến thuật “bán khi ra tin tốt” là một ví dụ. Bất chấp tin hỗ trợ là tích cực, thị trường vẫn có thể suy giảm như thường nếu khối lượng chứng khoán được bán ra vượt quá năng lực mua vào của dòng tiền. Dòng tiền trong 4 tháng đầu năm nay vận động cực mạnh và đã ghi nhận những phiên khớp lệnh trên 3.000 tỉ đồng. Nếu tổng lượng tiền vẫn vận động, quay vòng trên thị trường thì chứng khoán sẽ còn tăng giá.

Tuy nhiên, khi giá đã tăng đến một thời điểm nào đó, dòng tiền nói trên sẽ trở nên suy yếu so với lượng chứng khoán vì lúc này giá đã rất cao so với thời điểm ban đầu. Tiền mới không vào thêm, trong khi bộ phận chốt lời và tạm nghỉ ngày càng gia tăng đồng nghĩa với năng lực mua yếu đi. Lúc đó dù thông tin có tốt đến mấy mà không lôi kéo được tiền quay trở lại thì thị trường vẫn sẽ rơi vào chu kỳ điều chỉnh. Do đó dự báo thông tin hỗ trợ vẫn phải song hành cùng quan sát dòng tiền thực tế.

Hoàng Nguyên

Lao động

Các tin tức khác

>   Khối ngoại mua ròng bất chấp thị trường điều chỉnh (13/05/2012)

>   14/05: Bản tin đầu tuần (14/05/2012)

>   Cổ đông “1 lô” (13/05/2012)

>   CTG tổ chức Vietinbank’s Analyst Meeting 2012 (12/05/2012)

>   Bộ Tư pháp “bí” định dạng lỗi hành chính với tội hình sự (12/05/2012)

>   Cổ phiếu Vận tải biển: Đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết (11/05/2012)

>   Tháng 7, bùng nổ CTCK bị kiểm soát đặc biệt? (11/05/2012)

>   Bạn đã đưa ra chiến lược Trading và đầu tư hợp lý cho mình chưa? (14/05/2012)

>   Cổ phiếu chứng khoán: Cẩn thận với bong bóng (11/05/2012)

>   Doanh nghiệp: đói góp no dồn! (10/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật