Thứ Ba, 22/05/2012 20:20

Ấn tượng mùa Đại hội cổ đông 2012 qua con số

Mùa Đại hội thường niên 2012 lại mang đến nhiều bất ngờ mới với những kế hoạch giải thể, vấn đề hủy niêm yết được nhắc đến nhiều hơn cũng như sự tham gia sâu của các quỹ đầu tư vào hoạt động quản trị công ty...

2. Là số doanh nghiệp đưa vấn đề giải thể lên bàn cân để cổ đông định đoạt. Không biết đây có phải là chiêu “dọa” cổ đông của ban lãnh đạo BASCSG hay không khi việc giải thể một doanh nghiệp được đưa ra và rút lại... rất dễ dàng. Dù vấn đề giải thể không được các cổ đông đồng tình nhưng một khi ban lãnh đạo đã “nung nấu” kế hoạch giải thể thì liệu họ có còn “nặng tình” mà dốc hết tâm sức để vực dậy doanh nghiệp?

3. Với cơ cấu cổ đông tập trung hơn, tỷ lệ Đại hội phải tổ chức lại lần hai, lần ba trong năm nay giảm hẳn. Có lẽ cổ đông KLS vừa qua cũng không còn bất ngờ khi KLS lặp lại lịch sử tổ chức Đại hội tới lần 3 trong năm nay. Công ty đã phải tốn một khoản chi phí thuê cả một hội trường rộng lớn để 3 lần tổ chức đại hội chỉ với lác đác vài cổ đông. Cũng đáng điểm mặt doanh nghiệp phải tổ chức đại hội lần 3 như SRA và VSG.

4. ORS, IFS, MKPLGC là những doanh nghiệp có ý định hủy niêm yết tự nguyện trong năm 2011 và đều được đưa ra bàn bạc tại mùa đại hội năm nay. Tuy nhiên, tất cả mọi ý định đều tan biến, chỉ mỗi MKP vẫn nhất quyết với việc rời sàn nhằm tái cơ cấu cổ đông, tránh việc không được cấp phép ngành nghề “bán buôn, bán lẻ dược phẩm”. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo MKP cũng khẳng định sẽ trở lại niêm yết khi có những chính sách rõ ràng về vấn đề này.

6. Ngoài việc cử người vào HĐQT, Quỹ Red River Holding còn gây “ấn tượng” tại khá nhiều Đại hội khi phủ quyết nhiều tờ trình. Đầu tiên là không đồng ý việc nâng cổ tức từ 12% lên 15% của TDH. Tiếp đến là phủ quyết toàn bộ nội dung trong tờ trình của VCS khi không đưa được người vào thành viên HĐQT khiến doanh nghiệp này phải cầu cứu UBCKNN và Sở GDCK Hà Nội.

Bên cạnh Red River Holding, SCIC cũng đã mạnh dạn phủ quyết các vấn đề tăng vốn của STG, MCP; không đồng ý mua lại 20% cổ phiếu quỹ của DQC; đề nghị nâng cổ tức của BMP lên từ 30% lên 50%.

30 lần. Dù năm 2012 vẫn được dự báo là vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng VNE vẫn tin tưởng với kế hoạch lãi sau thuế gấp 30 lần so với năm 2011, tức ở mức 133 tỷ đồng. Đây có thể là con số chắc chắn của VNE khi quý 1 doanh nghiệp này đã nhảy vọt gấp 20 lần so cùng kỳ (đạt hơn 17 tỷ đồng) nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính.

59 tỷ đồng. Đây là con số kế hoạch lỗ trong năm 2012 của VSG sẽ được HĐQT trình cổ đông trong Đại hội lần 3 tới. Con số lỗ này nặng hơn so với năm 2011 là 37.6 tỷ đồng và cổ đông của doanh nghiệp này chắc hẳn cũng khá lâu rồi chưa biết đến “mùi” cổ tức. Nếu tiếp tục với mức lỗ 3 năm liên tiếp (2010 lỗ 40.6 tỷ đồng) thì cổ đông VSG lại phải đau đầu với “trát” hủy niêm yết bắt buộc.

60 %. Là mức cổ tức bằng tiền mặt mà CNG dự kiến trả cho cổ đông trong năm 2012. ACL cũng nằm trong mốc từ 40-60%. GIL từ 25-50%. HGM tối thiểu 40%, năm 2011 doanh nghiệp này chia cổ tức tới 80%.

244.5 tỷ đồng. Chắc hẳn cổ đông của ITC khá bất ngờ và bức xúc với con số 244.5 tỷ đồng tiền thuế vừa bị đòi truy thu từ năm 2005. Một khoản tiền không nhỏ với doanh nghiệp bất động sản trong thời kỳ đóng băng này. Sự không rõ ràng của Chi cục Thuế đã khiến ban lãnh đạo công ty phải “vác” đơn kiện lên Thủ tướng và đang chờ xem xét.

Đây chỉ là những thống kê sơ bộ, chắc chắn vẫn còn nhiều điều “thú vị” trong mùa Đại hội năm 2012 mà không chỉ để lại ấn tượng trong chính các cổ đông tham dự mà cả những người ngồi trên bàn chủ tọa.

Minh An tổng hợp (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   23/05: Bản tin 20 giờ qua (23/05/2012)

>   Những bất ổn khiến thị trường chứng khoán “chết dần” (22/05/2012)

>   VNH: Giải trình việc cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp (22/05/2012)

>   Cổ phiếu chưa lên sàn, thi hành án gặp khó (22/05/2012)

>   CMI vào diện cảnh báo từ 22/05 (22/05/2012)

>   Thủng túi với những cổ phiếu tăng nhanh giảm mạnh (22/05/2012)

>   Bản tin 20 giờ qua (22/05/2012)

>   Bắt đáy ở đâu và khi nào? (21/05/2012)

>   May rủi với cổ phiếu bất động sản (21/05/2012)

>   Dấu hỏi vai trò người đại diện vốn Nhà nước (21/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật