Thứ Hai, 21/05/2012 09:57

May rủi với cổ phiếu bất động sản

Thị trường BĐS vẫn đóng băng. Thế nhưng trong thời gian gần đây, nhóm CP của ngành này lại đang gây ra những con sóng trên TTCK.

May rủi với cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu bất động sản đang thất thường khiến NĐT mất phương hướng

Tăng cao rồi lại giảm sâu

Chỉ mới cách đây hơn một tuần, sau khi thông tin các lĩnh vực BĐS như mua nhà trả góp, đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà ở để bán, cho thuê, xây dựng các công trình dự án trong khu đô thị vừa được đưa vào nhóm đối tượng cho vay của các NHTM, CP nhóm ngành BĐS đã có những phiên tăng trần mạnh mẽ. Điển hình như CP SCR (CTCP địa ốc Sài Gòn Thương tín), mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực BĐS đang gánh những khoản nợ khổng lồ, nhưng với chiến thuật cung cấp thông tin về khoản lợi nhuận khá lớn sau khi bán cổ phiếu của Cty mẹ là STB, CP mã SCR tăng chóng mặt 11 phiên liên tiếp, dẫn tới cơn khát CP họ nhà SCR trên sàn HNX. Một số CP BĐS tăng khá mạnh như ITA tăng 15,29%, QCG tăng 15,89%, DTA tăng, DAG, NTL, SJS tăng xấp xỉ 20%. Ngay cả, với CP bị đưa và diện kiểm soát như QCG, SJS cũng tăng rất mạnh.

Tuy nhiên, trong một số phiên giao dịch gần đây, thị trường lại đổ dốc mạnh, nhiều CP BĐS rớt giá thê thảm. NĐT nhỏ lẻ lại bắt đầu cảm thấy mình bị mất phương hướng khi hiện tượng "xanh đỏ lòng vòng" lại bắt đầu tiếp diễn. Từ đầu tháng 4, CP HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tăng đều từ khoảng 24.000đ/CP lên 32.000đ/CP. Tuy nhiên, CP này đã tuột dốc trong mấy phiên vừa qua và hiện dao động quanh 28.000đ/CP. Chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, CP mã QCG (Cty Quốc Cường Gia Lai) cũng đã giảm tới gần 20% giá trị (từ mức 12.700/CP hôm 10.5 xuống còn 10.300đ/CP vào ngày 18.5).

Một CP khá nổi tiếng trong thời gian gần đây, đó là CP của Cty CP đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584, sau khi cái tên Cty này liên tục được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với vai trò là đại gia cứu Bianfishco thoát khỏi cảnh “chết đuối” cũng đang rơi vào cảnh rớt giá thê thảm. CP NTB trong suốt hơn 1 tuần qua đã hứng chịu sự lao dốc mạnh và liên tục đứng ở mức giảm sàn. Bằng chứng là, chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, mã CP mã NTB giảm hơn 23% (từ mức 7.800đ/CP hôm 10.5 xuống chỉ còn 6.000đ ngày 18.5).

Những con sóng nguy hiểm

Đã bắt đầu có những lời cảnh báo về hậu quả mua đuổi CP BĐS. Dĩ nhiên, các NĐT đều biết việc tăng giá này là có nguyên do sâu xa của nó. Đó là cơ chế “giải cứu BĐS” đã được NHNN đưa ra, mang lại chút ánh sáng cuối đường hầm cho các DN BĐS. Tuy nhiên, dưới con mắt của những NĐT lâu năm thì “ánh sáng” này không hẳn sẽ chiếu sáng tất cả mọi DN BĐS. Các chính sách giải cứu không thể làm thay đổi cơ bản của cấu trúc thị trường, bản chất yếu kém của các DN BĐS nói riêng và phần lớn DN của Việt Nam nói chung. Chính sách có thể làm cho DN BĐS tạm thời thoát “hiểm”, nhưng lại tạo ra sức ỳ đối với việc cải cách và cấu trúc lại thị trường. Do vậy, tình trạng trì trệ yếu kém lại có thể kéo dài thêm, do đó, thị trường cũng rất khó tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh đó, xét về giá trị tài sản thì không ít CP BĐS trị giá nhỏ hiện nay quá rẻ; tuy nhiên, so với số tiền thực của các Cty chỉ chiếm tối đa 20-30% giá trị còn lại là tiền vốn NH thì CP ấy lại chưa thực sự hấp dẫn. Do đó, có thể đặt câu hỏi liệu chỉ với một liều hạ lãi suất đã có thể đẩy tăng giá CP của những DN BĐS vốn đang ngập chìm trong vô vàng khó khăn? Nhìn vào báo cáo thường niên của các DN địa ốc có thể thấy hầu hết không đạt chỉ tiêu lợi nhuận trong năm vừa qua, và kế hoạch kinh doanh đặt ra cho năm nay đều giảm, kể cả việc giảm bớt số lượng các dự án để chờ thời điểm tốt hơn.

CTCP Quốc Cường Gia Lai cũng đặt mục tiêu kinh doanh năm 2012 xoay quanh các dự án hiện nay, tuy nhiên Cty này cho biết trong số các dự án này có dự án đang phải ngừng thi công vì người mua không nộp tiền theo tiến độ của dự án, một phần khác là do NH hạn chế cho vay BĐS. Hay như, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), trong trong ba tháng đầu năm nay lợi nhuận tiếp tục giảm khi chỉ đạt khoảng 4 tỉ đồng, giảm 23% so với quý I năm ngoái. Kết quả kinh doanh của CTCP dịch vụ xây dựng địa ốc Đất Xanh - một đơn vị khá có tiếng trong lĩnh vực phân phối đất nền giá rẻ - cũng chẳng khá hơn khi doanh thu chỉ đạt phân nửa chỉ tiêu và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 34 tỉ đồng, giảm hơn phân nửa so với năm 2010 và chỉ bằng 42% kế hoạch lợi nhận năm 2011.

Đứng về phía mình, NĐT biết là sẽ có rủi ro, nhưng chơi CK như "đánh bạc" nên người ta chấp nhận lao theo. Bên cạnh đó, cũng có không ít NĐT ngây thơ chỉ mua trong tâm trạng hùa theo đám đông mà không hề biết được nhóm CP BĐS sẽ được đánh lên đến mức giá nào. Với mặt bằng giá còn khá thấp như hiện nay, cái đích lợi nhuận tăng gấp đôi đang kích thích lòng tham của nhà đầu tư nhỏ lẻ một cách dữ dội. Và họ cũng quên đi rằng trong mỗi đợt sóng, có NĐT nào đó thắng bao nhiêu thì cũng trên sàn cũng có người thua tương ứng.

Gia Miêu

Lao động

Các tin tức khác

>   Dấu hỏi vai trò người đại diện vốn Nhà nước (21/05/2012)

>   HNX: Hàng loạt cổ phiếu tiếp tục vào diện cảnh báo (21/05/2012)

>   Đại hội cổ đông vướng “hàm cá mập” (21/05/2012)

>   Vì đâu chứng khoán liên tiếp giảm mạnh? (20/05/2012)

>   Bản tin đầu tuần: Chờ giảm giá xăng dầu (21/05/2012)

>   Show hàng! (20/05/2012)

>   Bi kịch đầu cơ cổ phiếu “nóng”: Coi chừng “khóc” trên đống lãi (18/05/2012)

>   Chứng khoán đầu 2012: Nghịch lý đám đông (18/05/2012)

>   Cổ phiếu bất động sản dồn dập sóng (18/05/2012)

>   TTCK Việt Nam sẽ có một khoảng trống lớn? (18/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật