Thứ Ba, 28/02/2012 23:03

Tìm cách đưa công nghiệp phụ trợ Nhật vào Việt Nam

Ông Masahiko Koumura, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bàn, thành viên Hạ Viện, cho rằng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật sẽ là rất lớn.

Vậy làm sao để thu hút hơn 214.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật hoạt động trong ngành chế tạo vẫn chưa có hoạt động đầu tư ra nước ngoài vào đầu tư Việt Nam?

Đây là nội dung được đưa ra thảo luận tại buổi toạ đàm “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật vào các khu công nghiệp tại Việt Nam” diễn ra ngày 28-2 tại TPHCM. Buổi toạ đàm do Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Tập đoàn Forval (Nhật) tổ chức, thu hút đại diện hàng trăm công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, lãnh đạo ban quản lý các khu công nghiệp ở phía Nam.

Không chỉ là khu công nghiệp

Ông Hideo Okubo, Chủ tịch - Giám đốc điều hành tập đoàn Forval Nhật Bản, kiêm Chủ tịch Ủy ban đặc biệt hỗ trợ toàn cầu hóa công ty vừa và nhỏ Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu ra những điểm thành công để hướng tới việc thu hút đầu tư từ Nhật Bản mà các nước khác trong khu vực đang thực hiện.

Theo ông Okubo, việc phát triển các khu công nghiệp cần đi theo hướng "không chỉ dừng lại là khu công nghiệp mà phải là gắn kết nó thành khu đô thị, hướng đến quản lý thành phố nhỏ". Tại đây ngoài diện tích dành cho phát triển sản xuất công nghiệp, còn có diện tích phát triển đô thị nhà ở, khu thương mại, trường học, nhà hàng, khu vui chơi, sân gôn, bệnh viện… Ông Okubo khẳng định đây là xu hướng tất yếu trong tương lai và là điều kiện tuyệt đối cần thiết để kêu gọi đầu tư công nghiệp hỗ trợ của các công ty Nhật.

Ông Okubo cho rằng, lâu nay tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp chỉ tập trung vào xây khu hạ tầng cho sản xuất công nghiệp mà không chú ý xây khu đô thị xung quanh. Mặc dù vậy, hiện một số doanh nghiệp mới bắt đầu chú ‎ ý tới vấn đề này.

Vấn đề về quy mô diện tích nhà xưởng cũng được xem là tiêu chí mà các nhà đầu tư nhỏ và vừa của Nhật rất quan tâm. Theo ông Hideo, lâu nay các khu công nghiệp Việt Nam chỉ ngắm đến diện tích cho thuê lớn với diện tích vài héc ta hoặc các phân xưởng cho thuê nhỏ nhất cũng khoảng 1.000 m2, trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật chỉ cần các phân xưởng nhỏ với diện tích chỉ 300 m2.

Phân tích về thực tế này, ông Sakae Yoshida, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TPHCM, người có nhiều năm tiếp xúc các nhà đầu tư đầu tư từ Nhật vào Việt Nam, cho rằng, cần phải “nhận diện” rõ, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Nhật hiện tại phần lớn là doanh nghiệp rất nhỏ, vốn ít, lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, nên thường nhiều băn khoăn, lo ngại…

“Họ không có tiền để thuê diện tích đất đai lớn, xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị…, mà họ chỉ cần thuê nhà xưởng xây sẵn cho vài chục công nhân làm việc. Vì thế, cần có những khu nhà xưởng xây sẵn để cho họ thuê, diện tích khoảng 300 m2, với giá thuê cạnh tranh,” ông Yoshida nói.

Ông Yoshida cho rằng, để thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản, cần quan tâm cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ họ khi cần thiết. Thậm chí, các vấn đề liên quan tới chuyện bất đồng ngôn ngữ, tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng cần được giải quyết một cách thấu đáo. “Người Nhật chúng tôi không thạo ngoại ngữ, do đó cần hỗ trợ các dịch vụ bằng tiếng Nhật”, ông Yoshida chia sẻ và nói “Chúng tôi nấu ăn, nuôi dạy con cái theo cách người Nhật. Do đó đòi hỏi tiệm bán đồ, nhà hàng, trường học… phải tồn tại nơi nhà đầu tư ở”.

Ngoài ra, theo ông Okubo, các doanh nghiệp của Nhật Bản cũng chú trọng tới những hỗ trợ trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự song song với việc xây dựng trường huấn luyện nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục đăng ký các loại (dịch vụ một cửa bằng tiếng Nhật). Nhà đầu tư Nhật cũng yêu cầu về hỗ trợ công nghệ thông tin (IT) bằng cách nhờ nhiều nhà sản xuất và công ty truyền thông xử lý ứng phó, hỗ trợ khai thác đối tác (tổ chức tọa đàm, giao lưu giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ) hay các đối sách hỗ trợ môi trường…

Không dễ làm theo

Những vấn đề nêu trên được ông Chủ tịch tập đoàn Forval dẫn chứng bằng những hình ảnh cụ thể từ những thành công của các khu công nghiệp ở Thái Lan, Indonesia, Ấn độ và sắp tới đây là Myanmar. Và theo ông Hideo Okubo, Việt Nam có những bước đi chậm hơn so với các nước trong khu vực cho việc chuẩn bị sẵn sàng để đón các nhà đầu tư Nhật.

Tuy nhiên, tại hội nghị một số công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam có vẻ lo lắng vì khó thực

Ông Sakae Yoshida cho biết tình hình các nhà đầu tư Nhật tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam tăng rất cao. Tính từ tháng 4-2011 đến tháng 1-2012, văn phòng Jetro tại TPHCM tiếp đến khoảng 2.400 nhà đầu tư Nhật tìm cơ hội đầu tư ở Việt Nam, cao thứ nhì trong 73 văn phòng Jetro có mặt trên thế giới.

hiện theo những gì mà Tập đoàn Forval nêu. Theo một số doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, việc phát triển đầy đủ tiện ích như trên thì đòi hỏi nhà phát triển hạ tầng phải có nguồn vốn thật lớn và phải có sự tham gia hỗ trợ của trung ương và chính quyền địa phương - nơi phát triển khu công nghiệp đó.

Mặt khác, theo ông Phan Văn Chính, Trưởng phòng Đầu tư của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), vấn đề xây dựng nhà xưởng quy mô khoảng 300 m2 chi phí sẽ cao, hiệu quả kinh doanh rất thấp. Mặt khác, xây dựng những diện tích nhỏ này sẽ rất khó để xây tường rào, cổng ra vào, phòng cháy chữa cháy… trong khi quy định hiện nay đòi hỏi mỗi nhà xưởng của doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải có khu riêng biệt.

Đại diện Forval cho rằng chi phí xây các công xưởng nhỏ có thể sẽ tốn kém hơn so với việc xây hẳn xưởng lớn tuy nhiên để thu hút được lượng lớn đối tượng doanh nghiệp trên của Nhật Bản, các nhà đầu tư cũng nên tính tới hướng giảm diện tích phân xưởng của mình xuống.

Vấn đề về phát triển hạ tầng chung, theo Forval quả đúng là không dễ, nhưng có thế kết hợp nhiều doanh nghiệp tham gia hoặc có sự tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngay cả của trung ương.

Tuy nhiên, ông Okubo cũng thừa nhận để làm được giống như mô hình trên của các nước thì không phải dễ và ông cho rằng những mô hình ông đưa ra chỉ là những dẫn chứng cụ thể mà các công ty phát triển hạ tầng, các địa phương có nhu cầu thu hút các nhà đầu tư nhỏ và vừa tuỳ theo điều kiện của mình để áp dụng phát triển.

Theo Forval, có tới 97,3% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa có hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đây chính là cơ hội lớn để Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, nhất là trong bối cảnh sau động đất sóng thần, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư ra nước ngoài.

Quốc Hùng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Kinh tế 2 tháng đầu năm có chuyển biến tích cực (28/02/2012)

>   Thách thức của ngành vận tải biển năm 2012 (28/02/2012)

>   Sản xuất công nghiệp tháng 2 lấy lại đà tăng rõ rệt (28/02/2012)

>   MobiFone “bắt tay” với Zing trong lĩnh vực internet di động (28/02/2012)

>   Khu kinh tế vắng nhà đầu tư (28/02/2012)

>   Thu hút doanh nghiệp Anh: Chờ tín hiệu của chủ nhà (28/02/2012)

>   Ngành thép: "Cá lớn" nuốt "cá bé" (27/02/2012)

>   Doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam tìm hiểu ngành nhựa, bao bì (27/02/2012)

>   DNNN cắt giảm chi phí: 'Sâu rễ, bền gốc' (27/02/2012)

>   Cú trượt dài của ôtô nhập khẩu (27/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật