Thứ Ba, 14/02/2012 16:53

Tái cấu trúc tài chính – bảo hiểm – ngân hàng

Hướng phát triển thời gian tới là ngân hàng và bảo hiểm có thể tận dụng mạng lưới phân phối của nhau để tránh lãng phí.

Hội thảo “Tái cấu trúc tập đoàn tài chính-bảo hiểm – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Bộ Tài chính và Tập đoàn Bảo Việt tổ chức, đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi và nhiệm vụ hàng đầu cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm – ngân hàng khi thực hiện đề án tái cấu trúc. Hội thảo diễn ra sáng 14/2 tại Hà Nội.

Tái cấu trúc đi liền với tiết kiệm chi phí

Ông Marco Breu – TG đốc Mckinsey & Company Việt Nam - Lãnh đạo ban tư vấn vận hành ngân hàng châu Á đánh giá: “Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh ở khu vực châu Á trong vòng 25 năm qua. Tuy nhiên, trong dài hạn những thách thức có thể khiến quá trình tăng trưởng không được đều đặn như trước: lao động sẽ giảm đáng kể trong vòng 5 năm tới, trong khi đây lại đang là lợi thế của Việt Nam”.

Vì thế, theo ông Marco Breu, “Ngay từ bây giờ, Việt Nam phải tính đến chuyện lấy tăng trưởng từ việc tăng năng suất lao động. Nếu Việt Nam không có sự tăng năng suất của từng ngành với mức 1,5 lần so với hiện tại thì tốc độ tăng trưởng 6% đã đặt ra tới năm 2020 là khó đạt được. Bởi khi đó, yếu tố quan trọng của tăng trưởng là lao động sẽ giảm xuống còn 0,6%”.

Trước thực tế này, theo các chuyên gia kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với các DN Việt Nam, trong đó trọng tâm là các DNNN là phải nâng cao năng lực quản trị, tránh lãng phí các nguồn lực để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Để làm được điều này, trước tiên các DN phải tập trung vào cơ cấu lại các nguồn lực hiện có để phát triển.

Chia sẻ về chủ trương của Chính phủ về tái cấu trúc, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: “Nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ trong năm 2012 là tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung vào đầu tư công, DNNN và hệ thống tài chính nhằm tăng cường hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó DNNN giữ vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung”.

Giải pháp được Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đưa ra cho Bảo Việt trong bối cảnh hiện nay là: “Chúng ta đã kiểm soát được các vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát cũng đã giảm nhiệt nhưng còn ở mức độ cao, lãi suất NH chưa thể giảm được thì vấn đề then chốt hiện nay có ý nghĩa căn cơ, lâu dài là giảm giá thành. Chỉ một động tác này nếu làm tốt thì đã tiết kiệm cho tập đoàn tối thiểu 145 tỷ đồng chi phí và vẫn đảm bảo doanh thu như kế hoạch. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận của tập đoàn năm nay sẽ tăng lên mức tương ứng là 145 tỷ đồng”.

Tập trung định hướng ngành nghề cốt lõi

Ông Lê Quang Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Việt cho biết: Từ năm 2007, chúng tôi đã chuyển đổi một cách căn bản từ một DNNN sang hoạt động theo mô hình đa sở hữu có cổ đông chiến lược. Sự chuyển đổi này tạo ra một năng lực tài chính ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó, cơ cấu sở hữu thay đổi buộc chúng tôi phải cải cách lại quản trị DN. Sau 5 năm CPH, thực hiện theo Nghị quyết TW3 chúng tôi đã đạt được thành quả rất lớn. Đến năm 2011, tổng tài sản tăng trưởng khoảng 2,8 lần so với 2006, đạt con số 46.000 tỷ đồng, doanh thu tăng trưởng 2,5 lần, vốn chủ sở hữu tăng lên 5,4 lần. Vốn chủ sở hữu trước khi CPH khoảng 1600 tỷ, đến nay con số này là 11.500 tỷ đồng.

Theo ông Lê Quang Bình, tái cấu trúc Tập đoàn Bảo Việt sẽ tập trung vào việc xem xét lại định hướng ngành nghề cốt lõi để tập trung bố trí chiến lược cho phù hợp với yêu cầu cạnh tranh trong thời gian tới.

Ông Bình nói: “Bảo hiểm kết hợp với nhân hàng và đầu từ chứng khoán, quản lý tài sản để định hướng việc phát triển ngành nghề, tạo đột phá, từ đó phân bổ nguồn vốn cho phù hợp đem lại hiệu quả cao với tinh thần bền vững và ổn định, đảm bảo cổ tức cho các nhà đầu tư”.

Vấn đề thứ hai được Bảo Việt tập trung là nâng cao năng lực quản trị, bao gồm việc phối hợp giữa Công ty mẹ và Công ty thành viên. “Một trong những vấn đề đặt ra là làm sao có sự gắn kết, hợp lực giữa các lĩnh vực trong tập đoàn như bảo hiểm, ngân hàng để tạo ra năng lực cạnh tranh, cung ứng dịch vụ tài chính đa dạng không chỉ trong bảo hiểm mà còn trong quản lý tài sản, thanh toán, ngân hàng…”.

Một vấn đề quan trọng khác là sự phân cấp điều hành giữa chủ sở hữu với Cty mẹ và Cty thành viên, phân cấp, phân quyền cho rõ và chịu trách nhiệm  với nhau trong hệ thống tập đoàn thông qua hệ thống quản trị rõ ràng.

Theo ông Bình, Bảo Việt đã đi trước một bước trong công khai minh bạch về tài chính. “Nếu hệ thống kế toán không minh bạch, các nhà đầu tư không tiếp cận được thì đó là điều không tốt cho tập đoàn. Chúng tôi đã xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và theo thông kệ quốc tế. Chúng tôi đảm bảo với các nhà đầu tư và cổ đông rằng: cổ tức trong năm 2012 tối thiểu là 12%. Đây là con số rất cao trong bối cảnh hiện nay” – ông Bình khẳng định./.

Vũ Hạnh

VOV

Các tin tức khác

>   Nhiều đại gia bảo hiểm muốn “tăng tốc” tại Việt Nam (12/02/2012)

>   Huy động vàng không phụ thuộc vào bảo hiểm (10/02/2012)

>   Năm 2012, chỉ tiêu thu các quỹ bảo hiểm là 135.317 tỷ đồng (09/02/2012)

>   Thị trường bảo hiểm 2012: Cơ hội trong khó khăn (08/02/2012)

>   Đề xuất nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 100-200 triệu đồng (08/02/2012)

>   Nhiều tranh chấp phát sinh từ việc cho nợ phí bảo hiểm (04/02/2012)

>   Doanh nghiệp bảo hiểm lạc quan (01/02/2012)

>   Thị trường bảo hiểm cũng sẽ được tái cơ cấu (01/02/2012)

>   Nhà nước bảo hiểm rủi ro khi huy động vàng trong dân (01/02/2012)

>   Bảo hiểm và cuộc marathon dành giật thị phần (20/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật