Thứ Sáu, 10/02/2012 22:31

Huy động vàng không phụ thuộc vào bảo hiểm

TS. Nguyễn Đức Kiên

Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định không bảo hiểm với vàng, ngoại tệ sẽ khiến các ngân hàng khó huy động nguồn vốn này trong dân. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Thưa ông, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, điểm khác biệt của Việt Nam so với các nước là nguồn vốn vàng, USD trong dân rất lớn. Vì vậy, nếu không bảo hiểm, sẽ khó huy động nguồn vốn này trong dân. Ông có đồng tình với ý kiến này?

Việc các ngân hàng thương mại huy động vàng và ngoại tệ trong dân không phụ thuộc ở chỗ vàng, ngoại tệ có được bảo hiểm hay không. Việc quản lý, huy động vàng, bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân đã được thể hiện ở Dự thảo Nghị định Quản lý vàng và Dự thảo Đề án Huy động vàng trong dân. Trong đó, việc mở thêm các kênh giao dịch vàng khác, như vàng tài khoản, phát hành các chứng chỉ vàng… cũng là một cách. Vàng ở Việt Nam hiện được dùng như phương tiện thanh toán. Xét về mặt quản lý tiền tệ là không hợp lý, cần phải thay đổi.

Còn về ngoại tệ, thời gian qua, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã không chỉ đạo tốt hệ thống ngân hàng trong việc chuyển đổi từ ngoại tệ sang tiền đồng và ngược lại để phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Bán ngoại tệ thì dễ, nhưng mua thì khó. Đây là một trong những lý do chính, khiến người dân ngại gửi ngoại tệ vào ngân hàng, chứ không phải do không có bảo hiểm.

Nhưng nếu không được bảo hiểm, người dân sẽ sợ rằng, tài sản gửi vào ngân hàng sẽ không được bảo đảm một khi xảy ra rủi ro?

Hiến pháp và pháp luật nước ta tôn trọng, bảo đảm quyền sở hữu vàng, ngoại tệ của nhân dân. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích người dân đem vàng, ngoại tệ tham gia phát triển kinh tế đất nước, chứ không phải là cất giữ trong két.

Với những người có vàng, ngoại tệ mà không muốn gửi vào ngân hàng để lấy lãi hoặc bán cho ngân hàng, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng các dịch vụ gia tăng. Theo đó, người dân có thể sử dụng dịch vụ két bảo hiểm tại các ngân hàng để tránh rủi ro. Tất nhiên, sử dụng dịch vụ này, người dân phải trả phí. Tóm lại, người dân có toàn quyết quyết định với đồng vốn của mình, song Chính phủ phải định hướng cho người dân để họ sử dụng số vốn đó thế nào để có lợi nhất cho bản thân cũng như cho nền kinh tế quốc gia.

Về Dự thảo Đề án Huy động vàng trong dân, với quan điểm và định hướng mà NHNN đưa ra, người dân sẽ thấy khi gửi vàng vào ngân hàng, thì cả người dân, doanh nghiệp và Nhà nước đều có lợi. Tuy nhiên, đòi hỏi NHNN phải có những hành động quyết liệt hơn, đổi mới mạnh mẽ tư duy chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đặc biệt là phân công người chịu trách nhiệm cụ thể từng lĩnh vực, từng khu vực. Làm được như vậy, Đề án nhất định sẽ thành công.

Lâu nay, người dân vẫn tin rằng, tất cả các khoản tiền gửi đều được bảo hiểm. Song thực tế thì khả năng xử lý thanh khoản của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Thành lập cách đây 12 năm, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam lúc đầu được hoạt động bằng 100% vốn của Nhà nước, theo mô hình doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, ngoài số vốn Nhà nước cấp, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã có thêm các nguồn vốn từ phí thu của các tổ chức tín dụng.

Trong thời gian qua, số vốn này đã giúp xử lý tốt một số trường hợp gặp rủi ro. Chẳng hạn, Bảo hiểm Tiền gửi đã trực tiếp tham gia xử lý việc mất thanh khoản ở nhiều quỹ tín dụng nhân dân ở các địa phương.

Tuy nhiên, Việt Nam khác với nhiều nước trên thế giới, Bảo hiểm Tiền gửi là do Chính phủ thành lập, nên như tuyên bố gần đây, Chính phủ có trách nhiệm bảo hiểm tối đa tài sản của người dân gửi tại các tổ chức tín dụng, theo phương châm không tổ chức tín dụng nào phá sản. Do đó, người dân gửi tiền không lo mất tiền, mà hoàn toàn yên tâm về khoản tiền gửi của mình.

Thùy Liên

ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Năm 2012, chỉ tiêu thu các quỹ bảo hiểm là 135.317 tỷ đồng (09/02/2012)

>   Thị trường bảo hiểm 2012: Cơ hội trong khó khăn (08/02/2012)

>   Đề xuất nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 100-200 triệu đồng (08/02/2012)

>   Nhiều tranh chấp phát sinh từ việc cho nợ phí bảo hiểm (04/02/2012)

>   Doanh nghiệp bảo hiểm lạc quan (01/02/2012)

>   Thị trường bảo hiểm cũng sẽ được tái cơ cấu (01/02/2012)

>   Nhà nước bảo hiểm rủi ro khi huy động vàng trong dân (01/02/2012)

>   Bảo hiểm và cuộc marathon dành giật thị phần (20/01/2012)

>   Nợ đọng BHXH khoảng 2.000 tỷ đồng (18/01/2012)

>   Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2011 còn dư 4.500 tỉ đồng (02/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật