Chủ Nhật, 15/01/2012 14:21

Sẽ hợp nhất ba liên minh chuyển mạch thẻ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tập trung chức năng chuyển mạch thẻ (switching) từ ba liên minh chuyển mạch thẻ hiện nay vào một đầu mối duy nhất.

Một nguồn tin có thẩm quyền chia sẻ với TBKTSG rằng trong ba liên minh chuyển mạch thẻ hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ thẻ (Smartlink) và Công ty cổ phần thẻ thông minh VINA (VNBC) có thể vẫn tiếp tục hoạt động nhưng sẽ cung cấp các dịch vụ khác, Công ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (BanknetVN) sẽ tiếp nhận chức năng chuyển mạch từ hai liên minh trên.

“NHNN đã có Đề án trình Chính phủ và về cơ bản Chính phủ nhất trí với chủ trương hợp nhất các liên minh thẻ, xây dựng một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Trong năm 2012, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện đề án này”, vị này nói.

Ông cũng cho biết việc hợp nhất nhằm tiết kiệm chi phí, thống nhất chính sách quản lý và phát triển dịch vụ với thị trường thẻ nói riêng và các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt nói chung.

Chức năng chuyển mạch là điều kiện để hệ thống các máy ATM (automatic teller machine - tạm gọi là máy rút tiền tự động) và máy POS (point of sale - máy thanh toán tại điểm bán hàng) do các ngân hàng quản lý có thể liên thông và thanh toán với nhau; nhờ có chức năng này, khách hàng dùng thẻ ATM của một ngân hàng có thể sử dụng chiếc thẻ đó để giao dịch trên ATM và POS của các ngân hàng khác và ngược lại.

Hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng đã kết nối hệ thống ATM nhưng dịch vụ được cung cấp liên thông mới chỉ là rút tiền mặt và chuyển khoản, các chủ thẻ chưa thể “cà thẻ” ở máy POS của các ngân hàng khác với ngân hàng phát hành tấm thẻ đó.

Theo NHNN, một vấn đề khác bắt đầu nảy sinh là lượng máy ATM tại Việt Nam đã tăng mạnh, đến tháng 6-2011 đã có 12.811 máy ATM trên toàn quốc (theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam) và tại các trung tâm tài chính lớn đã có những điểm tập trung quá nhiều máy ATM nhưng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt không tăng bao nhiêu.

Thực tế hiện nay, người dân rút tiền mặt rất mạnh từ máy ATM để chi dùng nên bản chất vẫn là thanh toán bằng tiền mặt. Các ngân hàng lại vất vả hơn với việc tiếp quỹ, bảo vệ an ninh và tội phạm ATM tăng nhanh.

Để khắc phục những bất cập này, điều cần thiết là những tấm thẻ đó phải có chức năng thanh toán trực tiếp trên các máy POS, các tài khoản phải được thanh toán lẫn nhau qua các công cụ thanh toán trung gian như mobile, internet để dòng tiền “lỏng” được chảy trực tiếp trong hệ thống ngân hàng. Có như thế việc sử dụng thẻ, ATM và POS mới có tác dụng thúc đẩy thanh toán điện tử, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng và xã hội, tăng cường sự lưu thông của đồng tiền, giảm rủi ro cho thanh toán tiền mặt, giảm chi phí vận chuyển, cất giữ, in ấn, và quản lý tiền mặt.

Việc đưa hệ thống chuyển mạch về một mối đánh dấu bước tiến mới sau hơn mười năm phát triển hệ thống thanh toán điện tử, các máy ATM và POS sẽ được nối liền bởi một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thị trường tài chính: “Bước đệm” của phát triển bền vững (15/01/2012)

>   Chính sách tiền tệ: Chưa hết ám ảnh thanh khoản (15/01/2012)

>   Cuộc đua huy động vốn (14/01/2012)

>   Bị phạt 200 triệu đồng vì bán 700 USD (13/01/2012)

>   ATM dịp Tết: Vừa rút tiền vừa run (13/01/2012)

>   Mặt bằng lãi suất có thể giảm thêm 4% (13/01/2012)

>   Khô “ruộng” vốn: Đổi tập quán trước, bơm nước sau? (13/01/2012)

>   Ngân hàng lo chuyện quản trị rủi ro (13/01/2012)

>   Giảm lãi suất cho vay: Món nợ của Ngân hàng Nhà nước? (13/01/2012)

>   SCB sau hợp nhất đã chuyển biến tích cực (12/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật