Thứ Tư, 18/01/2012 14:25

Cơ hội mới với cacao

Giá bán cacao tốt hơn cà phê và hồ tiêu, trong khi trên thị trường thế giới cung không đủ cầu. Việt Nam đang có nhiều cơ hội với mặt hàng này.

Cacao đang được cho là một loại cây tiềm năng tại Việt Nam. Giá bán cacao cũng tốt hơn so với một số loại quả khác nên Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ để nông dân tăng thêm diện tích cây trồng. Hiện nay, mức giá bán cacao thô cao gấp 3 lần giá cà phê. Những nước có thế mạnh về cây cacao lại gặp phải nhiều khó khăn hoặc chặt bỏ vườn trồng.

Nếu trước đây người nông dân trồng cacao lo không có người mua thì nay họ lại có quyền lựa chọn nơi để bán.

Cung không đủ cầu

Sản lượng cacao toàn cầu những năm qua không tăng nhiều do các nước sản xuất cacao truyền thống gặp phải bất ổn. Bờ Biển Ngà bị giảm sản lượng khoảng 38% vì nội chiến, Ghana giảm khoảng 19%. Riêng Indonesia, nước sản xuất cacao lớn ở châu Á, dự báo giảm khoảng 20% sản lượng. Malaysia, một trong những nước trồng cacao hàng đầu của thế giới, đang chặt bỏ khoảng 200.000 ha cacao để chuyển sang trồng cọ dừa. Đây cũng là nguyên nhân góp phần đẩy giá cacao thế giới tăng cao.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng hạt cacao của Mỹ, Nhật và châu Âu, (chiếm trên 76% lượng tiêu thụ cacao toàn cầu) vẫn rất lớn. Nhu cầu của các nước như Brazil, Nga, Ukraina, vùng Trung Đông cũng tăng rất nhanh, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu. Trong bối cảnh đó, một số công ty chuyên mua, rang xay, chế biến cacao lớn trên thế giới của Hà Lan, Nhật, Mỹ, Malaysia... đang rất quan tâm tới cacao Việt Nam.

Cacao là loại cây được trồng từ khá lâu tại Việt Nam và bắt đầu được trồng nhiều hơn kể từ năm 2003. Mỹ đang khuyến khích Việt Nam tăng diện tích trồng loại cây này do sản lượng thế giới hiện vẫn quá ít trong khi mỗi năm người Mỹ tiêu thụ khoảng hơn 1 triệu tấn cacao, chiếm một nửa sản lượng thế giới.

Cacao là một giống cây dễ trồng, chịu hạn tốt, chi phí đầu tư thấp và ra trái quanh năm, nhất là vào mùa mưa. Đặc biệt, loại cây này còn có khả năng chịu bóng râm nên có thể trồng xen canh với một số loại khác như dừa, chuối, điều, cà phê... Nếu chăm sóc tốt, loại cây này có thể cho thu nhập mỗi năm 9.000 USD/ha. Vốn đầu tư ban đầu cũng như công chăm sóc vườn cacao chỉ bằng khoảng 50% so với cây cà phê, khoảng 2-3 năm là cho thu hoạch và ít bị sâu bệnh dịch hại. Trồng cacao hiệu quả cao gấp 2,3 lần so với cây cà phê và 1,3 lần so với hồ tiêu.

Nếu trước đây người nông dân trồng cacao lo không có người mua thì nay họ lại có quyền lựa chọn nơi để bán. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước mua cacao của Việt Nam. Trong nước có các công ty như Phạm Minh, Thành Hưng Thịnh, Phú Bình, Thảo Li, Thành Đạt, Nguyên Lộc, Trọng Đức, Cao Nguyên Xanh, Cacao A1... Nước ngoài có các công ty như Cargill, Armazaro, Olam, Touton, Grand Place... Hiện nay, Công ty Cargill Việt Nam đã mua đến 80% sản lượng cacao của Việt Nam, chủ yếu để chế biến xuất khẩu. Nhiều điểm sơ chế và mua hạt cacao (trái tươi và hạt khô) đã phát triển nhanh chóng tại các vùng trồng cacao. Một số ít doanh nghiệp và hộ trồng cacao đang bắt đầu sản xuất một số sản phẩm từ hạt cacao như bột cacao, rượu, kẹo sôcôla, bánh...

Việc nhiều công ty tham gia mua hạt cacao đã tạo nên một thị trường cạnh tranh, từ đó tạo sự an tâm cho nông dân và họ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng cacao.

Hướng tới xuất khẩu thành phẩm

Cacao Việt Nam đang được xuất khẩu dưới 2 dạng: thô và thành phẩm. Trong đó, xuất khẩu thành phẩm thu được lợi nhuận lớn hơn. Nếu chỉ bán cacao sơ chế chỉ có thể lãi 15%, trong khi đó, sản phẩm từ cacao như kẹo, bột... có thể lên đến 400%. Chính vì vậy, hiện nay, một số công ty đã đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam, như Grand Place hay Vinacacao. Ngay từ năm 2007, Vinacacao đã đầu tư nhà máy sản xuất khoảng hơn 40 triệu USD tại Bến Tre để sản xuất 15 loại sản phẩm tiêu thụ tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, công ty này đang phải nhập khẩu đến gần 70% nguyên liệu sản xuất từ Malaysia với giá cao hơn trong nước đến 10% để sản xuất.

Để hoàn thành sản phẩm cacao cuối cùng, Vinacacao đã phải mang nguyên liệu thô sang Malaysia để chế biến thành sản phẩm dạng bột rồi chuyên chở về Việt Nam để chế biến thành phẩm. Ông Trần Văn Liêng, Tổng Giám đốc Công ty Vinacacao, cho biết, chi phí đầu tư một nhà máy để chế biến giai đoạn đầu không phải là quá lớn nhưng sản lượng cacao thô trong nước còn quá ít nên chưa thể đầu tư mạnh. Trung bình, 1 máy chạy công suất 25.000 tấn/ngày, giá vào khoảng 14 triệu USD/máy. Trong khi đó, chi phí chở hàng qua Malaysia để sản xuất lại thấp hơn nhiều.

Ông Liêng cho biết thêm, cứ 1 tỉ đồng tiền nguyên liệu, Công ty chỉ phải bỏ ra 5-6 triệu đồng tiền vận chuyển nên việc chế biến tại Malaysia là biện pháp tốt nhất hiện nay. Để sản phẩm cacao chế biến của Việt Nam có thể xuất được sang các nước châu Âu và châu Mỹ, vốn đầu tư vào hệ thống và công nghệ chế biến phải tăng gấp 2-3 lần.

Ông Liêng nhận định, thị trường cacao tại Việt Nam hiện nay còn nhiều tiềm năng. Bằng chứng là mức doanh thu trong nước của Vinacacao vẫn tăng trưởng ở mức 47-48% qua các năm. Sắp tới, Vinacacao sẽ thâm nhập thị trường Thái Lan, Singapore và Malaysia bằng một số dòng sản phẩm sôcôla và cacao bột với thương hiệu của riêng mình .

Thanh Hương

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Giá sàn xuất khẩu gạo giảm 50 USD từ 18/01 (18/01/2012)

>   Xuất khẩu cao su khó giữ đà tăng trưởng (17/01/2012)

>   Nguồn lương thực thế giới trông chờ vào châu Á (17/01/2012)

>   Thị trường lúa gạo "đóng băng" (15/01/2012)

>   Lực bán đã mạnh lên khi giá càphê bất ngờ tăng (15/01/2012)

>   Thanh long tết mất mùa, rớt giá (15/01/2012)

>   Méo mặt vì lúa rớt giá (14/01/2012)

>   Đường tồn kho nhiều, giá giảm (14/01/2012)

>   Cà phê arbiaca giảm giá 5,7% năm 2011 (14/01/2012)

>   Lạm phát thực phẩm suy yếu khi dự trữ ngũ cốc tăng (13/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật