Chủ Nhật, 15/01/2012 21:30

Lực bán đã mạnh lên khi giá càphê bất ngờ tăng

Theo các nhà phân tích, đợt tăng giá bất ngờ của các hợp đồng càphê kỳ hạn trong tuần qua đang là động lực để các nhà sản xuất tăng cường bán ra trên thị trường càphê vật chất (trả bằng tiền mặt) của châu Âu.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu càphê lớn của thế giới là Brazil và Colombia lại có vẻ như không sẵn sàng ký các hợp đồng vào thời điểm này.

Trong khi đó, các nhà giao dịch cho biết, việc mua càphê vật chất đang khá khó khăn trong những tuần gần đây do một số nhà sản xuất chưa hài lòng với các mức giá thấp hiện nay. Tuy nhiên, đợt tăng giá bất ngờ vừa qua trên các thị trường giao dịch tương lai đã khiến các nhà sản xuất ở Trung Mỹ, Đông Phi và châu Á sẵn sàng bán ra hơn.

Giá càphê arabica kỳ hạn trên Sàn giao dịch Nông sản New York trong tuần qua đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần do lực mua bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt là tại các thị trường như Honduras, Guatemala và Costa Rica.

Các nhà xuất khẩu Ethiopia cũng bắt đầu tăng cường bán ra cuối tuần qua trong khi các nhà xuất khẩu càphê robusta của Việt Nam cũng cắt giảm các mức chiết khấu.

Chỉ có các nhà cung cấp Brazil và Colombia là không tham gia vào đợt bán ra lần này do vụ càphê tới có nhiều dấu hiệu không được như kỳ vọng. Gía càphê hạt Colombian Excelso giao tháng 2-3/2012 trên thị trường New York tăng lên 28 xu/kg so với 26 xu/kg của cuối tuần trước nữa.

Đang có những lo ngại là những trận mưa lớn ở Colombia có thể sẽ làm sản lượng càphê của nước này giảm. Colombia là nhà xuất khẩu càphê lớn thứ ba thế giới, sau Brazil và Việt Nam.

Về nguồn cung cho tới trước vụ càphê tới tại Brazil đang có những dự đoán trái chiều, khi các nguồn tin chính thức cho rằng Brazil đang chuẩn bị đón đợi một vụ bội thu kỷ lục, trong khi các nguồn tin tư nhân và độc lập lại dự đoán ngược lại là có thể sụt giảm./.

Thùy Chi

VIETNAM+

Các tin tức khác

>   Thanh long tết mất mùa, rớt giá (15/01/2012)

>   Méo mặt vì lúa rớt giá (14/01/2012)

>   Đường tồn kho nhiều, giá giảm (14/01/2012)

>   Cà phê arbiaca giảm giá 5,7% năm 2011 (14/01/2012)

>   Lạm phát thực phẩm suy yếu khi dự trữ ngũ cốc tăng (13/01/2012)

>   Giá đường có thể giảm do cung vượt cầu (13/01/2012)

>   Giá gạo châu Á trái chiều (13/01/2012)

>   Cấp phép xuất khẩu gạo: Đang... vỡ mục đích! (13/01/2012)

>   Doanh nghiệp phản ứng với thu phí càphê (13/01/2012)

>   Cacao tăng mạnh do lo sợ nguồn cung của Bờ Biển Ngà (13/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật