Thứ Tư, 04/01/2012 22:42

Cấm kháng sinh trong thủy sản: Nửa muốn nửa không

Trong thời gian qua, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có nhiều kiến nghị cấm sử dụng chất enrofloxacin trong nuôi tôm, song Tổng cục Thủy sản vẫn còn băn khoăn trước kiến nghị này vì sợ mang tiếng quản lý không được thì cấm.

* FMC: Tâm thư gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát kêu cứu cho... tôm

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hiện enrofloxacin là kháng sinh nằm trong diện hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Sở dĩ có vấn đề này là theo quy định của châu Âu thì ngưỡng tồn dư của enrofloxacin là 100 ppb (100 phần tỉ) nên Việt Nam căn cứ trên đó để cho phép người dân sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, trong năm 2011 có khoảng 60.000 héc ta nuôi tôm bị mất trắng (chiếm 10% tổng diện tích nuôi tôm) mà nguyên nhân là phần lớn do bị bệnh gan tụy. Đây là bệnh hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu. Cách phòng đơn giản và ít tốt kém nhất với người nuôi tôm là dùng enrofloxacin để điều trị và đây là một trong những lý do để Tổng cục Thủy sản vẫn chần chừ trong việc có nên cấm enrofloxacin hay không.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Cafatex, không đồng tình với ý kiến của Tổng cục Thủy sản. Theo ông Kịch, hiện Mỹ chỉ cho phép ngưỡng enrofloxacin trong các sản phẩm thủy sản là 1 ppb, còn Nhật Bản cho ở ngưỡng 10 ppb. Chính vì vậy, trong năm 2011 đã có 56 lần tôm Việt Nam bị phát hiện có dư lượng enrofloxacin ở mức trên 20 ppb.

“Nếu Tổng cục Thủy sản nói là vì người nuôi tôm, vậy năm nay tôm Việt Nam làm ra không ai mua thì lúc này giải quyết thế nào”, ông Kịch đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Kịch, nếu thế giới đã cấm enroflocaxin thì Việt Nam cũng phải cấm và phải lấy ngưỡng thấp nhất (1 ppb của Mỹ) để áp dụng chứ không lấy mức cho phép của châu Âu để áp dụng.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, đúng là Tổng cục Thủy sản đang đứng trước áp lực và băn khoăn trước việc có nên cấm sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm hay không vì sau lệnh cấm này còn có nhiều vấn đề phát sinh khác cần giải quyết.

“Chúng ta vẫn cứ bám víu vào lý lẽ  là châu Âu cho phép hàm lượng enrofloxacin ở mức 100 ppb đối với con tôm nhưng đến thời điểm này những số liệu mà tôi có trong tay thì đa phần tôm Việt Nam chủ yếu xuất sang Nhật và Mỹ, đây là 2 thị trường có ngưỡng enrofloxacin rất thấp”, ông Hòe nói.

Vasep cho rằng, hiện Mỹ và Nhật không có văn bản nào chỉ ra là cấm sử dụng enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản nhưng họ chỉ cho phép ngưỡng enrofloxacin ở mức rất thấp. Vậy thì, Tổng cục Thủy sản cũng không cần cấm sử dụng chất này trong nuôi trồng thủy sản mà hạ ngưỡng cho phép từ 100 ppb xuống còn 10 ppb như Nhật là được.

Ngọc Hùng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Dệt may và da giày: Vượt khó về đích ấn tượng (04/01/2012)

>   Doanh nghiệp đôn đáo thu hồi công nợ (04/01/2012)

>   Giải mã tăng trưởng doanh nghiệp Việt 2012 (04/01/2012)

>   PetroVietnam có thu nhập khủng nhất trong các 'ông lớn' (04/01/2012)

>   Triển vọng của công nghiệp dược Việt Nam (04/01/2012)

>   Tù mù nợ của các tập đoàn kinh tế (04/01/2012)

>   Năm 2012: Điện, xăng dầu lại đòi tăng giá (04/01/2012)

>   "Ngành công thương phải tìm hướng ra cho DN" (03/01/2012)

>   Doanh nghiệp còn thờ ơ hội nhập (03/01/2012)

>   Bộ trưởng Công Thương: Xuất nhập khẩu, điểm sáng kinh tế (03/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật