Thứ Sáu, 16/12/2011 23:02

‘Nên biết chung sống với những cú sốc’

Cho rằng những cú sốc về giá, về thị trường, chính sách vẫn còn xảy ra dài dài, vì vậy chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khuyên các doanh nghiệp nên biết sống chung với những cú “sốc” hơn là xoay sở mọi cách để tìm vốn.

Tại hội thảo “Nguồn vốn nào cho kinh doanh trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng” do Ngân hàng Phương Đông phối hợp Công ty Tri thức doanh nghiệp tổ chức sáng nay (16/12), để giúp khơi thông dòng chảy vốn trong bối cảnh hiện nay một số giải pháp được đưa ra trong đó tính linh hoạt, và thích nghi của doanh nghiệp đã được nhiều chuyên gia đề cập.

Theo ông Thành, dòng vốn thực ra vẫn còn rất nhiều chưa thể “cạn”, nhưng lại cũng đang rất thiếu bởi trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, nên số tiền ấy đang phải dùng để chữa cháy và giải quyết vấn đề thanh khoản.

“Câu chuyện này không riêng có ở Việt Nam mà ở các nền kinh tế lớn trên thế giới. Sau một thời gian phát triển nhanh thì nay mức tăng cung của các nguồn đang bị chậm lại”, ông Thành khẳng định.

Bản thân doanh nghiệp trong lúc này thật sự khó khăn, ông Thành thừa nhận, thực tế có nhiều doanh nghiệp bị phá sản vì không thể chịu được những cú sốc về thị trường, về dòng vốn, về chính sách, về giá…nhưng không hẳn tất cả chúng ta phải ra đi.

Lúc này, các doanh nghiệp có hai việc để làm đó là: nhận ra nguồn vốn  ở đâu, chỗ nào để có thể tiếp cận qua hình thức vốn sở hữu, vốn vay trái phiếu hoặc hoặc kết hợp các hình thức với nhau trong từng thời điểm để có thể đạt được hiệu quả.

“Quan trọng nữa phải biết tự đổi mới, tự biết làm “đẹp” mình hơn một cách thực sự để dòng vốn có thể chạy về. Đó mới là biết sống với các cú sốc.”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do các doanh nghiệp Việt Nam ít chú ý đến hệ thống quản lý rủi ro nên khi bị thắt chặt nguồn tiền lại càng tỏ ra lúng túng.

Ông Tự cho rằng, để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại thị trường thuộc lĩnh vực của mình từ đó có điều chỉnh và có dự báo cho phù hợp. Đồng thời, chấp nhận chia sẻ rủi ro với các đối tác để thu hồi vốn, đẩy nhanh tiến độ bán hàng tăng vòng quay vốn.

“Cần thiết lúc này doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại sản xuất kinh doanh của mình, điều chỉnh lại chiến lược, mạnh dạn cắt bỏ lĩnh vực không hiệu quả, đầu tư những lĩnh vực đang gia tăng…”, ông Tự nói.

Bên cạnh đó, việc kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt là đối với các ngân hàng trong khu vực, hoặc thu hút vào các nguồn vốn ấy vào đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp được các chuyên gia kinh tế đánh giá là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn bên ngoài ./.

Thành Tâm

tổ quốc

Các tin tức khác

>   Sẽ có thêm nhiều công ty buộc phải kiểm toán (14/12/2011)

>   Chi phí huy động vốn quốc tế của Việt Nam lên tới 9 - 10%/năm (12/12/2011)

>   Bình tĩnh với đồng euro (08/12/2011)

>   Nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng tại Vidifi (07/12/2011)

>   Ngành ngân hàng còn rất nhiều việc phải làm (02/12/2011)

>   Nghị quyết Quốc hội: Ngành Tài chính và Ngân hàng triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng  (01/12/2011)

>   WB: 'Nợ Vinashin không ảnh hưởng tới tài trợ cho VN' (01/12/2011)

>   Mua bán nợ: Sức hút của thị trường 80.000 tỉ đồng (30/11/2011)

>   Nhiều DN chưa áp dụng chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (30/11/2011)

>   Nâng cao chất lượng kiểm toán để bảo vệ môi trường đầu tư (29/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật