Thứ Ba, 27/12/2011 17:34

Nền kinh tế Đức được hưởng lợi lớn từ đồng euro

Cho dù không phải là lý do duy nhất mang lại sự thành công cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, song Đức đã được hưởng lợi nhiều sau 10 năm đưa đồng euro vào lưu thông.

Phát biểu trước các nghị sỹ ngày 26/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nêu bật những lợi thế mà đồng euro mang lại cho nước Đức - đồng tiền chung được đưa vào lưu thông từ ngày 1/1/2002. Theo bà, là một quốc gia xuất khẩu, Đức đặc biệt được hưởng lợi nhờ đồng euro. Điều này không chỉ đúng với các tập đoàn lớn mà còn đối với cả các công ty vừa và nhỏ.

Máy móc, sản phẩm hóa chất, phương tiện chở hàng hạng nặng và ôtô là những sản phẩm chế tạo có giá trị gia tăng cao mà Đức bán ra thế giới. Vì vậy, tại thị trường chủ chốt của Đức, Khu vực sử dụng đồng tiền chungchâu Âu (Eurozone), đồng euro đã giúp Đức không cần phải đề phòng những thua lỗ do những biến động về tỷ giá hối đoái.

Theo nhà phân tích tại ngân hàng Đức Metzler, kể từ khi đồng euro ra đời, các nhà chế tạo ôtô Đức đã tiết kiệm được từ 300-500 triệu euro (tương đương 400-660 triệu USD)/năm chi phí giao dịch.

Nhà kinh tế thuộc Viện Kinh tế DIW Ferdinand Fichtner nêu bật tầm quan trọng của Eurozone là một thị trường rộng lớn đối với hàng hóa Đức. Theo ông, "khoảng 40% xuất khẩu của Đức có điểm đến là Eurozone với 17 nước thành viên, 20% là những nước còn lại thuộc Liên minh châu Âu (EU)".

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Prognos công bố gần đây trên tờ "Handlsblatt" (Đức), trong số 4,4 triệu việc làm tại Đức phụ thuộc vào xuất khẩu sang toàn EU thì có tới gần 3 triệu việc làm phụ thuộc vào xuất khẩu sang Eurozone.

Hãng tư vấn quản lý McKinsey cho biết đồng euro đã đóng góp 2/3 mức tăng trưởng của Đức trong 10 năm qua. Bản thân Đức cũng nhận thấy được những lợi ích này một cách gián tiếp. Các nước miền Nam khu vực Eurozone, vốn dễ bị lạm phát, đã được hưởng những điều kiện tín dụng tốt hơn nhờ lãi suất chung do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ấn định, khuyến khích họ mua hàng hóa Đức.

Mặc dù vậy, nhiều nhà kinh tế vẫn cho rằng kinh tế Đức thành công không hoàn toàn nhờ đồng euro. DIW cho rằng đồng tiền này chỉ là một nhân tố trong câu chuyện thành công của Đức. Không thể bỏ qua những lợi thế cạnh tranh của Đức, trong đó phải kể tới chính sách không có mức lương tối thiểu chung.

Trong nhiều năm, các nghiệp đoàn Đức chỉ chấp nhận mức tăng lương khiêm tốn để bảo vệ việc làm. Những cải cách mà cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder đưa ra năm 2003 để đối phó với nạn thất nghiệp đã giúp kích hoạt nền kinh tế sau một thời gian dài khó khăn./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Samsung mua lại toàn bộ cổ phần của Sony (27/12/2011)

>   Dân ngân hàng Thụy Sỹ tan giấc mộng triệu phú (27/12/2011)

>   Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới (27/12/2011)

>   Cuộc chiến với các hãng đánh giá tín dụng (27/12/2011)

>   Đồng EUR và bài học quý giá (27/12/2011)

>   M&A toàn cầu giảm mạnh trong quý 4 do khủng hoảng nợ (26/12/2011)

>   Tổng giám đốc IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn nguy hiểm (26/12/2011)

>   Trung Quốc có thể tiếp tục hạ dự trữ bắt buộc trong năm 2012 (26/12/2011)

>   Trung Quốc, Thái Lan thỏa thuận hoán đổi tiền tệ (25/12/2011)

>   Nhật sẽ bán kỷ lục 1.9 ngàn tỷ USD trái phiếu năm tài khóa 2012 (24/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật