Thứ Tư, 14/12/2011 23:11

Morgan Stanley: Toàn cảnh kinh tế Ấn Độ 2012 và 2013

(Vietstock) – Bất chấp vị thế là một thị trường mới nổi, nền kinh tế Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại vào năm tới vì không thể tránh khỏi tác động từ sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu.

* 10 dự báo kinh tế Eurozone năm 2012 và 2013

* Toàn cảnh kinh tế Trung Quốc năm 2012 và 2013

Mới đây, Morgan Stanley đã hạ dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2012 từ 3.8% xuống 3.5%.

Trong khi đó, lạm phát cao, vốn đầu tư thất thoát và không có các cuộc cải cách để thúc đẩy đầu tư nước ngoài đã tác động xấu lên nền kinh tế Ấn Độ. Morgan Stanley dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6.9% trong năm 2012, thấp hơn so với kỳ vọng trước đó của ngân hàng này là 7.2%.

1.  Tăng trưởng GDP có thể giảm tốc trong năm tới xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

Tăng trưởng GDP:

• 2011: 7.30%

• 2012: 6.90%

• 2013: 7.50%

• 2014 - 2018: 8.5%

2.  Sự giảm tốc tăng trưởng liên tục trong hơn 3 hoặc 4 quý là một vấn đề nghiêm trọng.

Sự suy yếu của nhu cầu nội địa và nhu cầu từ bên ngoài do sự giảm tốc kinh tế toàn cầu có thể khiến GDP của Ấn Độ giảm xuống còn 6.2% trong năm 2012. Tuy nhiên, vấn đề khiến các nhà phân tích lo ngại nhiều hơn chính là sự kéo dài của đà giảm tốc và dự báo tình trạng này sẽ giới hạn trong vòng 3-4 quý.

3.  Sau đà sụt giảm trong hai năm 2010 và 2011, chi tiêu tiêu dùng sẽ tiếp tục suy yếu vì lạm phát cao khiến sức mua giảm sút. Tăng trưởng thu nhập cũng đang chậm lại.

Chi tiêu tiêu dùng:

• 2011: 6.4%

• 2012: 6.3%

• 2013: 7.6%

4. Lạm phát đã vượt xa mục tiêu 5% của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) trong hai năm qua.

Lạm phát (CPI):

• 2011: 9.0%

• 2012: 6.5%

• 2013: 5.9%

• 2014 - 2018: 5.5%

5. Tuy nhiên, lạm phát có thể hạ nhiệt trong hai năm tới, qua đó cho phép RBI nới lỏng chính sách tiền tệ.

Lãi suất:

• 2011: 8.50%

• 2012: 7.75%

• 2013: 7.75%

6.  Chính phủ cần phải thúc đẩy đầu tư tư nhân và kiểm soát lạm phát

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) bắt đầu đợt nâng lãi suất dài kỷ lục kể từ tháng 3/2010. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm lên khoảng 9%. Tuy nhiên, khi lạm phát suy yếu, RBI sẽ có cơ hội nới lỏng chính sách tiền tệ và thúc đẩy đầu tư công. Từ thời điểm này trở đi, Chính phủ cần phải thúc đẩy đầu tư tư nhân để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và đưa nền kinh tế trở về quỹ đạo tăng trưởng mạnh.

7. Tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc đáng kể trong vòng 3 tháng qua và có thể tiếp tục đi xuống nếu nhu cầu từ các nền kinh tế G10 tiếp tục suy yếu.

Xuất khẩu:

• 2011: 312.30 tỷ USD

• 2012: 348.10 tỷ USD

• 2013: 433.60 tỷ USD

Nhập khẩu:

• 2011: 458.50 tỷ USD

• 2012: 517.20 tỷ USD

• 2013: 622.80 tỷ USD

8.  Chính phủ cần phải cắt giảm chi tiêu do doanh thu thuế thấp.

Tổng nợ công:

• 2011: 64.10% GDP

• 2012: 63.20% GDP

• 2013: 62.10% GDP

9.  Việc sử dụng đòn bẩy tại các thị trường phát triển gia tăng rủi ro tài trợ vốn tại Ấn Độ - quốc gia luôn thận trọng trong việc cân bằng nguồn dự trữ ngoại hối với các khoản nợ bên ngoài.

Dự trữ ngoại hối:

• 2011: 312 tỷ USD

• 2012:  330 tỷ USD

• 2013: 351 tỷ USD

10. Ấn Độ là nước có rủi ro tài trợ vốn rất cao do thâm hụt tài khoản vãng lai và phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho khoản thâm hụt này.

Cán cân tài khoản vãng lai:

• 2011: -2.30% GDP

• 2012: -2.00% GDP

• 2013: -1.70% GDP

Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)

Các tin tức khác

>   Đồng euro là đồng tiền của ai? (14/12/2011)

>   Đồng euro giảm sát ngưỡng thấp nhất trong năm (14/12/2011)

>   Tại sao hiệp ước mới của EU sẽ thất bại? (14/12/2011)

>   Fitch hạ bậc tín nhiệm các công ty bảo hiểm Italy (14/12/2011)

>   Thị trường tài chính Hồng Kông phát triển nhất thế giới (14/12/2011)

>   Mỹ thâm hụt ngân sách 137 tỷ USD trong tháng 11 (14/12/2011)

>   Kinh tế Châu Âu sẽ giảm mạnh năm 2012 (14/12/2011)

>   Eurozone cung cấp 150 tỷ EUR cho IMF (20/12/2011)

>   Thế giới đối mặt thắt chặt tín dụng, giảm kinh tế (13/12/2011)

>   S&P: Eurozone có thể cần 1 "cú sốc tài chính" nữa (13/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật