Thứ Ba, 13/12/2011 07:28

Công việc “hậu” cam kết ODA

Sau mỗi kỳ Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), khi các cam kết tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), câu hỏi lại được đặt ra, rằng Việt Nam sẽ sử dụng như thế nào những đồng vốn quý báu đó?

Sự tin tưởng của các nhà tài trợ, thông qua con số cam kết gần 7,4 tỷ USD là điều đáng mừng. Nhưng khi Việt Nam đã trở thành quốc gia  có thu nhập trung bình, đồng vốn này trở nên đắt đỏ hơn và khi mà nợ công của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, thì những đòi hỏi về việc vay an toàn và sử dụng hiệu quả vốn ODA càng trở nên quan trọng hơn.

Trao đổi với Báo Đầu tư về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, Việt Nam có trách nhiệm sử dụng hiệu quả từng đồng vốn ODA, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, với yêu cầu cắt giảm dần đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng trong những năm tới.

"Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy, không thể phụ thuộc vào đầu tư công, mà phải mở ra các kênh mới, tạo thêm điều kiện cho khu vực tư nhân và nước ngoài tham gia đầu tư", Bộ trưởng Vinh nói và cho biết, trong thời gian tới, ODA sẽ được coi như là một trong những nguồn vốn "mồi" để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào xây dựng các dự án quan trọng của Việt Nam. Xét trên khía cạnh này, nguồn vốn ODA càng trở nên quan trọng và chính vì vậy, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA tiếp tục được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Theo thông tin của Báo Đầu tư, Tổ công tác ODA của Chính phủ và các đối tác phát triển đã thống nhất lựa chọn năm 2012 là Năm giải ngân ODA. Nhiệm vụ đã được đặt ra, đó là Tổ công tác ODA sẽ phải phối hợp với nhóm 6 ngân hàng phát triển tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này.

Còn ngay trước khi Hội nghị CG cuối kỳ 2011 diễn ra, Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế tài chính trong nước hỗ trợ các dự án ODA, vốn vay ưu đãi hiện gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn, triển khai ở vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu chính cũng là để đẩy nhanh giải ngân vốn ODA.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải tập trung xây dựng các văn bản pháp quy để giải quyết một loạt vấn đề, hiện đang cản trở tiến độ giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA, như đơn giản và hài hòa thủ tục tài trợ, thủ tục phê duyệt danh mục dự án ODA; tạo điều kiện cho khu vực tư nhân được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; chú trọng việc tăng cường năng lực của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, triển khai thực hiện các dự án ODA, vay vốn ưu đãi; cũng như tăng cường trách nhiệm của các cơ quan chủ quản trong quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi…

Với những động thái này, kỳ vọng giải ngân nhanh hơn, sử dụng vốn ODA hiệu quả hơn trong năm 2012 và các năm tới đây sẽ trở thành hiện thực. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng không ngần ngại chia sẻ, năm 2012, giải ngân vốn ODA sẽ tích cực hơn so với con số 3,65 tỷ USD của năm 2011.

"Nếu Việt Nam chứng tỏ mình có thể sử dụng ODA hiệu quả, đúng mục đích, giải ngân đúng tiến độ, các nhà tài trợ quốc tế sẽ tin tưởng và tiếp tục hỗ trợ. Còn nếu sử dụng lãng phí, sẽ chẳng ai hỗ trợ", Bộ trưởng Vinh đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời câu hỏi về việc, liệu Việt Nam - khi đã bước lên nấc thang phát triển cao hơn - có còn tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ từ các nhà tài trợ hay không.

Nguyên Đức

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Trung Quốc và Việt Nam: Những tương đồng từ bất ổn (13/12/2011)

>   Hơn 99% dự án đầu tư xây dựng không kịp tiến độ (12/12/2011)

>   Nhật Bản đầu tư vào 1.623 dự án FDI tại Việt Nam (12/12/2011)

>   Minh bạch nợ công: Cần có một cái nhìn toàn diện (12/12/2011)

>   DNNN: Nhận ưu đãi không phải để ấm thân (12/12/2011)

>   Nhiều công ty Mỹ tìm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam (12/12/2011)

>   Cổ phần hóa các ban quản lý dự án giao thông (12/12/2011)

>   Giá tăng, khó kiềm chế lạm phát (11/12/2011)

>   Cán cân thanh toán tổng thể có thể thặng dư 3 tỷ USD (10/12/2011)

>   Nhà nước sẽ giữ vốn của 17 tập đoàn và 200 doanh nghiệp (10/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật