Chủ Nhật, 18/12/2011 09:19

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Phá sản là bình thường

Tại Hội nghị “Doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2011” diễn ra chiều ngày 17-12-2011 tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng dành riêng 2 tiếng đồng hồ trả lời báo trí quanh diễn biến thị trường bất động sản.

Thị trường BĐS đang đóng băng vậy có nên cứu vào thời điểm này không, thưa Bộ trưởng?

Nếu thị trường BĐS làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, sự phát triển bền vững, kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội thì phải cứu. Hiện nay, Chính phủ cũng có những giải pháp như chỉ thị về BĐS có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, nhà nước không bỏ rơi thị trường nào cả. Phát triển nền kinh tế thị trường phải đồng bộ các thị trường. Nhưng tháo gỡ khó khăn để hài hòa chung với sự phát triển các lĩnh vực khác và đảm bảo phát triển ổn định.

Ông đánh giá thế nào thị trường BĐS sang năm 2012?

Năm 2012 thị trường BĐS vẫn phải chịu đựng khó khăn ít nhất là 6 tháng.

Ngân hàng giảm dư nợ BĐS tác động đến thị trường BĐS hiện nay thế nào?

Việc ngân hàng giảm dư nợ BĐS tác động đến thị trường BĐS hiện nay là tình trạng giảm giá để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Thời gian tới thế nào còn phải tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và sự chịu đựng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải dựa trên các yếu tố đầu vào dự án để có giá trần. Bộ Xây dựng với vai trò quản lý nhà nước sẽ quan tâm tới những sản phẩm nhà nước phải quản lý để có giá đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng phù hợp với người mua. Đặc biệt là giá căn hộ.

Hai dự án ở Linh Đàm và Xa La – Hà Nội giảm giá mạnh khiến DN có nguy cơ phá sản kéo theo mối lo ngại về sự phá sản của hàng hoạt các DN tiếp theo, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Phá sản là bình thường trong kinh tế thị trường. Nhưng phá sản nhiều hay ít thì phải nghiên cứu. Trong thời gian này rất khó khăn nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì sẽ có nhiều doanh nghiệp xây dựng phải phá sản. Chung cư giảm giá là điều tốt cho người mua. Cung tăng cầu giảm thì giảm giá là tất yếu. Giảm giá lợi cho người tiêu dùng thiệt cho người sản xuất. Để đảm bảo lợi ích hai bên thì trách nhiệm của chính phủ cần xác định giá gốc, tránh độc quyền.

Ngọc Mai

tiền phong

Các tin tức khác

>   "Sốc" khi chung cư Hà Nội giảm giá 7 triệu đồng/m2 (17/12/2011)

>   Trung ương kiểm tra chính sách đất đai ở Đà Nẵng (16/12/2011)

>   EVN: 'Vụ cháy tòa nhà gây thiệt hại không lớn' (16/12/2011)

>   Hà Nội: Chung cư đầu tiên giảm tới 600 triệu đồng (16/12/2011)

>   Phát triển đô thị: Có tiền sẽ thành công (16/12/2011)

>   Nghịch lý bất động sản: Nhà đầu tư mong dự án "chết" (16/12/2011)

>   Ngại ở chung cư, săn nhà đất dưới 2 tỷ đồng (16/12/2011)

>   Phung phí “đất vàng”: Thiệt hại cực kỳ lớn! (15/12/2011)

>   Hà Nội công bố quy hoạch khu đô thị xanh hơn 17ha (15/12/2011)

>   5 sự kiện nổi bật ngành xây dựng 2011 (15/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật