Bảo hiểm tiền gửi khuyến cáo: “Không nên rút tiền trước hạn”
Việc hợp nhất 3 ngân hàng cổ phần phía nam đã được Chính phủ khẳng định và cam kết không để NH mới đổ vỡ. Vì vậy, tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 7.12, ông Nguyễn Mạnh Dũng - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV), khuyến cáo người dân không nên rút tiền gửi trước hạn tránh bị thiệt vì lãi suất (LS) thấp. DIV cũng sẵn sàng chi trả cho người dân, trong trường hợp xấu nhất xảy ra nếu có NH nào đóng cửa.
|
Người dân không nên rút tiền gửi trước hạn... Bảo hiểm tiền gửi sẵn sàng chi trả cho người dân, trong trường hợp xấu nhất nếu có ngân hàng nào đóng cửa - Phó tổng giám đốc DIV Nguyễn Mạnh Dũng
|
Thiệt thòi lãi suất
Theo ông Dũng, sự kiện này khiến người gửi tiền có thể lo lắng sẽ bị thiệt thòi, mất mát nhưng hoàn toàn không có khả năng đó, bởi Chính phủ đã cam kết và DIV cũng sẵn sàng chi trả bảo đảm tối đa quyền lợi người gửi tiền. Phải bảo vệ người gửi tiền
Phải bảo vệ người gửi tiền
Nếu có bất cứ NH nào phải đóng cửa, dừng hoạt động, bảo hiểm tiền gửi đã có quy trình xử lý. Theo Phó tổng giám đốc DIV Nguyễn Mạnh Dũng, trong thời hạn 60 ngày người gửi tiền sẽ nhận được thông báo vào một ngày nhất định, tại địa bàn xác định đến để nhận tiền, thứ tự chi trả không phụ thuộc vào người gửi nhiều hay ít mà tất cả đều như nhau theo thứ tự chữ cái. “Trong thời điểm này không thể có đổ vỡ hay bất cứ NH nào đóng cửa, nhưng DIV vẫn phải lên tiếng để bảo vệ người gửi tiền vì trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng” - ông Dũng nói.
Ở một góc độ khác, theo TS Trần Du Lịch (thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia), bảo hiểm lớn nhất cho người gửi tiền là sự an toàn của hệ thống. Vì vậy, bảo hiểm tiền gửi phải được tăng trách nhiệm và quyền để giám sát chéo các tổ chức tín dụng với NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia để hoạt động an toàn, hiệu quả hơn.
|
Nếu có bất cứ NH nào phải đóng cửa, dừng hoạt động, bảo hiểm tiền gửi đã có quy trình xử lý. Theo Phó tổng giám đốc DIV Nguyễn Mạnh Dũng, trong thời hạn 60 ngày người gửi tiền sẽ nhận được thông báo vào một ngày nhất định, tại địa bàn xác định đến để nhận tiền, thứ tự chi trả không phụ thuộc vào người gửi nhiều hay ít mà tất cả đều như nhau theo thứ tự chữ cái. “Trong thời điểm này không thể có đổ vỡ hay bất cứ NH nào đóng cửa, nhưng DIV vẫn phải lên tiếng để bảo vệ người gửi tiền vì trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng” - ông Dũng nói.
Ở một góc độ khác, theo TS Trần Du Lịch (thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia), bảo hiểm lớn nhất cho người gửi tiền là sự an toàn của hệ thống. Vì vậy, bảo hiểm tiền gửi phải được tăng trách nhiệm và quyền để giám sát chéo các tổ chức tín dụng với NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia để hoạt động an toàn, hiệu quả hơn.
Theo lãnh đạo của DIV, điểm mấu chốt trong đợt sáp nhập này chính là sự tự nguyện của 3 NH, nhưng lại được đảm bảo bởi vai trò của NHNN thông qua NH BIDV đại diện phần vốn. Chính vì vậy, khả năng đổ vỡ là 0%. Do đó người gửi tiền không nên rút tiền gửi trước hạn, hay trong hạn sẽ bị thiệt thòi vì phải nhận lãi suất thấp hơn.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần bổ sung thêm, toàn bộ khoản tiền gửi có kỳ hạn hay không kỳ hạn, giá trị bao nhiêu sẽ được chuyển sang NH hợp nhất, được Nhà nước bảo đảm. Vì vậy nếu khách hàng có khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên với lãi suất 14%/năm, nếu rút trước hạn sẽ chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn từ 3-4%/năm, thấp hơn rất nhiều.
Nhìn từ thực tế kinh nghiệm quốc tế, ông Dũng cho biết, tại Mỹ trong 3 năm vừa qua liên tiếp xử lý tới 400 NH yếu kém nhưng không có bất cứ một sự căng thẳng, hỗn loạn nào từ thị trường. Tại Hàn Quốc, vụ sáp nhập 6 NH thương mại có nguy cơ đổ vỡ thành tập đoàn tài chính hùng mạnh Woori đã mang lại quyền lợi lớn cho cổ đông và người gửi tiền. Hiện nay tổng tài sản của tập đoàn này đã lên đến 93 tỉ USD và hoạt động với mạng lưới rộng khắp thế giới. Thậm chí, trước sáp nhập hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NH trên chỉ còn 1%, 0%; sau sáp nhập lên 10%, sau 4 năm sáp nhập xong nhà nước bán lại vốn đã lãi khoảng 200 triệu USD. “Mọi quy trình xử lý đã được lập trình một cách cẩn thận từ trước, trong các quốc gia đã tiến hành mua bán, sáp nhập có Mỹ, Hàn Quốc là thành công nhất. Hiện nay, NHNN cũng đang tiến hành làm rất bài bản, có quy trình rõ ràng và công khai minh bạch nên chắc chắn sẽ không có rủi ro nào xảy ra” - ông Dũng nói.
Kiến nghị nâng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Cùng với quá trình hợp nhất, điều mọi người quan tâm là mức chi trả bảo hiểm cho món tiền gửi. Hiện nay, mức chi trả tối đa cho một món tiền gửi không phân biệt nhiều hay ít là 50 triệu đồng, lãnh đạo DIV thừa nhận còn hơi thấp. Nhưng mức này cũng đã đáp ứng và bảo vệ được phần lớn người gửi tiền tại NH. Tới đây, DIV sẽ kiến nghị trước mắt điều chỉnh hạn mức chi trả lên tới 100-200 triệu đồng/món tiền gửi. Bởi theo tính toán của DIV, mức gửi tiền bình quân của một khách hàng đã được nâng lên từ 30 triệu đồng lên 150 triệu đồng. “Với hạn mức chi trả tối thiểu 100-200 triệu đồng sẽ bảo hiểm được cho 90% người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin và có mức độ rủi ro hơn các khách hàng lớn”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, hạn mức chi trả thấp nhưng chưa nâng được do còn vướng luật Bảo hiểm tiền gửi chưa được thông qua, và vướng bởi chính phía NHNN. “Muốn tăng lượng tiền bảo hiểm phải tăng phí mua bảo hiểm, muốn vậy các NH phải chi nhiều hơn, đóng phí lớn hơn, tất cả phí đó lại dồn vào lãi suất cho vay. Hiện nay chúng ta đang muốn hạ lãi suất, cái vòng luẩn quẩn này vẫn chưa được giải quyết, nhưng rõ ràng hạn mức 50 triệu là quá vô lý, bởi ở Mỹ là 250.000 USD, các quốc gia khác cũng hơn 100.000 USD rồi” - ông Phong nói.
DIV lại đang nghiên cứu sẽ thu phí theo mức độ rủi ro của từng NH, qua đó chi trả hạn mức gửi tiền theo mức độ rủi ro, không cào bằng một mức. Ông Nguyễn Mạnh Dũng khẳng định đây là xu thế tất yếu để khuyến khích các NH hoạt động tốt hơn, an toàn hơn vì NH rủi ro thấp sẽ có mức phí bảo hiểm thấp và NH rủi ro cao phí sẽ cao hơn. Còn hiện tại, DIV đang tích cực cùng NHNN và các đơn vị có liên quan giám sát chặt chẽ các NH hợp nhất, sẵn sàng có những cảnh báo sớm nếu có rủi ro, đảm bảo hoạt động lành mạnh, an toàn.
Anh Vũ
Thanh Niên
|