Thứ Ba, 22/11/2011 09:25

Tái cấu trúc ngân hàng: Xây dựng tiêu chí công bằng cho vốn

Hiện nay đang có nhiều ý kiến quanh vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Có quan điểm cho rằng nên tái cấu các ngân hàng lớn, vì nếu các ngân hàng lớn có vấn đề, nếu không tái cấu trúc thì cả hệ thống sẽ có vấn đề theo. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng nên tái cấu trúc các ngân hàng nhỏ, vì năng lực tài chính thấp, hay gây ra những đợt cạnh tranh không lành mạnh về huy động vốn và cho vay.

Rõ ràng, nhỏ hay to chúng ta chưa bàn đến, nhưng nếu tái cấu trúc theo kiểu ngẫu hứng và phong trào thì kết quả cuối cùng vẫn là bằng không. Nói cách khác, nếu tái cấu trúc các ngân hàng bằng cách đem ngân hàng A “có vấn đề” sáp nhập vào ngân hàng B “ít có vấn đề” hơn thành một ngân hàng C to hơn thì những yếu kém nội tại của các ngân hàng vẫn không thay đổi, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ còn cao hơn. Vậy tiêu chí nào cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng?

Có nhiều tiêu chí, ví dụ nếu lấy tiêu chí vốn làm gốc thì phải xây dựng được tính công bằng cho vốn. Cụ thể là lấy vốn điều lệ của một ngân hàng trừ đi các khoản nợ đóng băng, hay nợ không sinh lời, nợ không thể thu hồi được (tạm gọi là nợ nhóm 4 và 5), bất luận các khoản nợ đóng băng đó hiện đang nằm trong bất cứ thành phần kinh tế nào, quốc doanh hay tư nhân. Lấy kết quả theo thứ tự, ngân hàng nào bị nợ khó đòi ăn hết vốn chủ sở hữu nhiều nhất thì ngân hàng đó đưa vào diện tái cấu trúc. Ví dụ, ngân hàng A cho các doanh nghiệp vay 10.000 tỉ đồng, nhưng do các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, không trả được nợ là 7.000 tỉ, trong khi vốn điều lệ của A là 20.000 tỉ đồng.

Như vậy 7.000 tỉ đồng cho vay này bị đóng băng (chiếm 35% vốn điều lệ) thì cần phải tái cấu trúc ngân hàng này ngay. Ngược lại, nếu ngân hàng B với mức vốn điều lệ chỉ 2.000 tỉ đồng, nhưng nợ khó đòi chỉ 100 tỉ đồng (chiếm 5% vốn điều lệ), thì không nhất thiết phải tái cấu trúc theo cách hợp nhất hay sáp nhập... mà chỉ cần nâng cao năng lực điều hành và quản trị rủi ro mà thôi.

Hiện tại, hệ thống ngân hàng đang phát triển theo hướng mất cân đối. Ở các thành phố lớn thì bị tắc nghẽn bởi hàng hàng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, còn các vùng sâu vùng xa với gần 70% dân số sống ở nông thôn thì thưa thớt vài ngân hàng phục vụ, chủ yếu vẫn là các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tình trạng này là do một thời chúng ta cũng rộ lên phong trào chuyển đổi toàn bộ các ngân hàng TMCP nông thôn lên thành thị mà không có phân khúc nào cho khu vực nông thôn.

Chính vì vậy, để tái cấu trúc có định hướng, có mục đích, có hiệu quả thì cần phải có phân khúc thị trường, có các tiêu chí tái cấu trúc, đặc biệt là sự minh bạch về tài chính của toàn bộ các ngân hàng (không phân biệt ngân hàng quốc doanh hay cổ phần) trước khi tái cấu trúc. Thiếu tiêu chí, thiếu minh bạch, thiếu cơ sở khoa học, áp đặt các mệnh lệnh hành chính vào quá trình tái cấu trúc chắc chắn sẽ gây thêm nhiều gánh nặng và hệ lụy xấu cho hệ thống.

TS. Tôn Thanh Tâm

tbktsg

Các tin tức khác

>   Bán USD cho tiệm vàng sẽ bị tịch thu (22/11/2011)

>   Mở van tín dụng bất động sản, ngân hàng hưởng lợi (22/11/2011)

>   Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ có chính sách khơi dậy thị trường BĐS (21/11/2011)

>   NHNN sẽ thông báo cho TCTD nguy cơ thiếu thanh khoản (21/11/2011)

>   Nợ xấu… liên ngân hàng! (21/11/2011)

>   Cần bao nhiêu tiền để tái cơ cấu ngân hàng? (21/11/2011)

>   70% ngân hàng TPHCM có dư nợ phi sản xuất cao (21/11/2011)

>   GiaDinhBank lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản  (21/11/2011)

>   Rủi ro mới từ chạy đua huy động vốn bằng vàng và ngoại tệ khác USD (21/11/2011)

>   Từ biện pháp hành chính đến rủi ro đạo đức (20/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật